Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

500 triệu lượt xem clip hai phụ nữ cãi vã vì trẻ con khóc trên tàu

Màn khẩu chiến của hai người phụ nữ ở Trung Quốc cũng dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội về trách nhiệm nơi công cộng của các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Hai người phụ nữ tranh cãi vì trẻ nhỏ quấy khóc trên tàu. Ảnh minh họa: SCMP.

Trên chuyến tàu đi qua thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) ngày 23/4, một phụ nữ mang thai cáu kỉnh do đứa trẻ ngồi ở hàng ghế phía sau ồn ào, đến mức cô đứng dậy và hét vào mặt mẹ của đứa trẻ.

"Có con thì có gì to tát chứ", thai phụ quát lớn, đổ lỗi cho đứa bé quấy rầy giấc ngủ của mình.

"Mang thai thì cũng có gì ghê gớm. Cô không thể tùy tiện nổi giận như vậy được", người mẹ hét lớn đáp trả.

"Con của cô làm ồn xung quanh tôi, vậy tôi có gì sai khi mắng cô sao?", người phụ nữ tiếp tục.

Đoạn video ghi lại cảnh tượng không cho thấy cuộc tranh cãi kết thúc như thế nào, song đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội Trung Quốc. Hashtag "em bé khóc trên tàu cao tốc khiến nữ hành khách tranh cãi với bà mẹ" đứng đầu danh sách thịnh hành trên Weibo ngày 25/4, hút hơn 500 triệu lượt xem, theo South China Morning Post.

Câu chuyện cũng dấy lên nhiều cuộc tranh luận trên mạng về trách nhiệm xã hội của cha mẹ và những người khác liên quan đến trẻ nhỏ ở nơi công cộng.

“Thật sự rất khó để dỗ dành một đứa trẻ. Bản thân là một người mẹ, tôi cũng thường xuyên khó chịu và bất lực khi con tôi còn nhỏ”, một người bày tỏ.

tre con khoc tren tau anh 1

Cuộc khẩu chiến thu hút nhiều lượt xem trên mạng xã hội. Ảnh: Weibo.

"Đó là một đứa trẻ đang khóc chứ không phải một đứa trẻ hư, nghịch ngợm. Chúng ta nên nhẫn nhịn chúng. 'Hãy yêu những đứa trẻ trong gia đình khác như ta yêu những đứa trẻ trong gia đình mình'", một người khác nhận xét, trích lời triết gia người Trung Quốc Mạnh Tử.

"Cô ấy cũng đang chuẩn bị có em bé. Cô ấy có nghĩ rằng đó cũng sẽ là cuộc sống của cô ấy trong tương lai không", một người đặt câu hỏi.

Một số khác đồng tình với người phụ nữ mang thai, cho rằng không phải đứa trẻ mà là thái độ của phụ huynh đã khiến cơn giận dữ bùng phát.

Năm 2022, một người mẹ Trung Quốc nhận nhiều lời khen khi có chuyến bay nội địa cùng cậu con trai 20 tháng tuổi. Cô chuẩn bị sẵn những túi quà có ghi chú, nút bịt tai, kẹo gửi tặng các hành khách khác, nhờ họ thông cảm nếu lỡ em bé có quấy khóc trên chuyến bay.

"Nếu cha mẹ thể hiện thái độ biết ơn và xin lỗi những hành khách khác, tôi tin rằng mọi người có thể chịu đựng, tha thứ cho lũ trẻ", người mẹ tặng quà, họ Wang, nói.

Trong khi đó, một số dân mạng cho rằng những "toa tàu yên tĩnh" có thể là biện pháp giúp giải quyết vấn đề này. Năm 2020, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch thí điểm sử dụng các toa tàu như vậy trên một số tàu cao tốc song chưa rõ kết quả của chương trình này.

Cặp đôi hứng chỉ trích vì đùa cợt về việc hiến tinh trùng

Có nhiều phát ngôn và thái độ không đúng về chủ đề hiến tặng tinh trùng, Zhang Xiaonian (Trung Quốc) và bạn trai nhận nhiều chỉ trích trên mạng xã hội.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Mai An

Bạn có thể quan tâm