Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TikToker liên tục bị từ chối vì cố trả hóa đơn cho người lạ

Muốn "làm ai đó vui lên" khi đề nghị thanh toán giúp hóa đơn mua sắm siêu thị, Amelia Goldsmith (Anh) bật khóc khi không ai muốn nhận sự giúp đỡ.

Amelia Goldsmith bị từ chối khi muốn thanh toán hóa đơn giúp người lạ. Ảnh: @ameliaxgoldsmith.

Ngày 22/4, Amelia Goldsmith (sống tại London, Anh) đã tới một siêu thị gần nhà với ý định sẽ trả tiền hóa đơn cho ai đó bất kỳ và "muốn làm ai đó vui lên".

"Tôi hơi lo lắng. Tôi chỉ hy vọng họ không nhìn tôi như thể tôi là kẻ lập dị", cô nói trong video nhận được hơn 700.000 lượt xem, theo Insider.

Tuy nhiên sau nhiều lần thử, TikToker liên tục bị từ chối lời đề nghị thanh toán hóa đơn giúp. Cô chia sẻ cảm thấy buồn và choáng ngợp.

"Tôi đã tưởng rằng ngay từ người đầu tiên sẽ thấy vui mừng khôn xiết, biết ơn và hạnh phúc khi tôi trả tiền mua sắm cho họ, nhưng rõ ràng là mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ".

Theo video được chia sẻ, đầu tiên, Goldsmith đến trước mặt một người đàn ông đang kiểm tra số đồ đã mua. Cô nói với người này rằng muốn trả tiền cho những món đồ đó, song người này lập tức từ chối.

tra tien cho nguoi la anh 1

Goldsmith bật khóc khi kế hoạch không thành công.

"Thực sự không cần thiết", người đàn ông nói. Trong phần chú thích, Goldsmith còn cho biết người này trông "tức giận".

Nữ TikToker thử hỏi một người khác và người này cũng nói "không". Khi đó, Goldsmith cảm thấy "xấu hổ và bị đánh giá".

"Còn rất nhiều người xứng đáng hơn tôi, nhưng dù sao cũng cảm ơn cô", người phụ nữ tiếp theo từ chối lời đề nghị nói.

Sau đó, Goldsmith cho biết những người cô gặp đều khá ngạc nhiên trước lời đề nghị của cô. Một trong số họ nhìn nữ TikToker như thể cô là "một kẻ ngốc". Cuối cùng, cô bật khóc và nói trải nghiệm này mang lại cho cô cảm xúc choáng ngợp.

Kế hoạch ban đầu thất bại, Goldsmith quyết định mua mì ống, nước sốt và bỏ vào thùng đựng thực phẩm của siêu thị. Những đồ ăn trong thùng này sẽ được dùng để quyên góp cho người khó khăn.

"Sự việc diễn biến theo cách kỳ lạ, nhưng tôi vẫn thực sự vui vì thức ăn vẫn có thể đến tay những người cần. Hiện tôi thực sự choáng ngợp, tôi không biết chuyện gì đang xảy ra".

Ở phần bình luận, một số người nhận xét nơi Goldsmith tới mua sắm là khu khá giàu có. Đây có lẽ là lý do lời đề nghị của cô bị từ chối. Một số khác cho rằng việc nữ TikToker quay phim có thể khiến mọi người cảm thấy khó xử.

"Hành động đáng yêu đấy, nhưng hãy nhớ rằng bạn không cần phải ghi hình một hành động tốt để nó có giá trị đâu", một người bình luận.

Trên TikTok, các hashtag như #randomactsofkindness (tạm dịch: việc tốt ngẫu nhiên) hay #helpingothers (tạm dịch: giúp đỡ mọi người) đều có lượng lượt xem lớn. Nhiều nhà sáng tạo nội dung quay video ghi lại những hành động giúp đỡ người lạ ngẫu nhiên, như tặng quà, giúp trả tiền hóa đơn, và chia sẻ lên nền tảng.

Tuy nhiên, nhiều người nhận định hành động này có thể khiến người bị quay phim khó chịu, vi phạm quyền riêng tư và thậm chí gây các hiểu lầm không đáng có. Phần lớn TikToker thực hiện hành động cũng chủ yếu để thu hút lượt xem, tương tác trên mạng.

Xuất hiện khắp TikTok sau cuộc nói chuyện với người lạ

Tiếp cận người lạ ở nơi công cộng rồi tự ý quay phim, chia sẻ lên mạng, nhiều nhà sáng tạo nội dung đang gây khó chịu, sợ hãi cho người khác.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Mai An

Bạn có thể quan tâm