Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

54 triệu USD cho bức tranh bị thất lạc 100 năm

Một bức chân dung của danh họa nổi tiếng nước Áo Gustav Klimt, từng biến mất gần một thế kỷ, sẽ được bán đấu giá vào mùa xuân này.

Gustav Klimt (1862-1918) là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của phong trào Art Nouveau. Các tác phẩm do ông sáng tác thường chú trọng vào yếu tố nữ tính, sử dụng phong cách trang trí và hình ảnh mỹ thực phong phú.

Theo nhà đấu giá Im Kinsky ở Vienna (Áo), Portrait of Fräulein Lieser, một trong những tác phẩm cuối cùng của Klimt, đã biến mất cách đây gần một thế kỷ và chỉ vừa mới xuất hiện trở lại trong bộ sưu tập tư nhân của một công dân Áo.

Dự kiến tác phẩm này có thể được bán với giá lên tới 54 triệu USD tại cuộc đấu giá mùa xuân này, theo Artnews.

“Việc phát hiện lại bức tranh này, một trong những bức chân dung đẹp nhất trong thời kỳ sáng tạo cuối cùng của Klimt, là một sự chấn động”, nhà đấu giá chia sẻ qua thông cáo báo chí trên trang web của họ.

Cũng theo tuyên bố, cho đến nay các chuyên gia chỉ nhìn thấy những bức ảnh không màu chụp lại bức chân dung Portrait of Fräulein Lieser trong catalog của Klimt.

Tất nhiên, những bức ảnh đen trắng đó không thể truyền tải chính xác độ sâu và sắc thái màu sắc như tác phẩm gốc.

Gustav Klimt,  Portrait of Fraulein Lieser anh 1

Bức tranh Portrait of Fräulein Lieser của danh họa người Áo. Ảnh: Im Kinsky

“Một bức tranh hiếm có mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật và giá trị như vậy đã không có mặt trên thị trường nghệ thuật ở Trung Âu suốt nhiều thập kỷ”, Im Kinsky nhận xét.

Bức tranh sẽ xuất hiện trong một cuộc đấu giá đặc biệt vào ngày 24/4, thay mặt cho chủ sở hữu hiện tại và những người kế thừa hợp pháp của gia đình Lieser.

Các danh mục tác phẩm gần đây của Klimt (năm 2007 và 2012) đã xác định người được vẽ trong bức tranh là Margarethe Constance Lieser, 18 tuổi (sinh năm 1899), con gái của ông trùm công nghiệp Adolf Lieser.

Một nghiên cứu mới về xuất xứ bức tranh do nhà đấu giá tiến hành tìm hiểu cũng cho thấy rằng 2 thành viên khác của gia đình Lieser có thể từng là người mẫu trong tranh của Klimt, bao gồm Helene Lieser (sinh năm 1898), con gái lớn của Henriette Amalie Lieser-Landau và Justus Lieser, hoặc con gái út của họ, Annie Lieser (sinh năm 1901).

Gia đình Lieser thuộc tầng lớp thượng lưu xã hội Vienna và được biết đến là những nhà bảo trợ nổi tiếng của họa sĩ này.

Klimt có thể đã bắt đầu vẽ bức chân dung này vào năm 1917, chỉ một năm trước khi ông qua đời vì đột quỵ.

Bức tranh có một số chỗ chưa hoàn thiện nhưng sau đó vẫn được trao cho gia đình Lieser.

Lịch sử của tác phẩm này kể từ năm 1925 đến nay hầu như vẫn là một bí ẩn. Im Kinsky cho biết bức tranh được một người có quyền pháp lý mua lại vào những năm 1960. Sau đó, nó được kế thừa qua 3 đời di chúc cho đến chủ sở hữu hiện tại.

Portrait of Fräulein Lieser sẽ bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới tại các triển lãm nghệ thuật ở Thụy Sĩ, Đức, Anh và Hong Kong... trước khi được chính thức bán ra.

Bức họa 450 triệu USD gây tranh cãi của Leonardo da Vinci

Một bức tranh của Leonardo da Vinci chứa nhiều chi tiết khó hiểu và bị hư hại nghiêm trọng, nhưng được bán với giá cao đến khó tin.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm