Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 bước xử trí cơn hen phế quản

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn, là một bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính.

Người bệnh hen phế quản phải luôn mang theo thuốc bên mình.

Mức độ triệu chứng cơn hen phế quản có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, việc nhận biết và xử trí đúng là rất quan trọng.

Hen phế quản có 2 đặc tính then chốt: bệnh sử và các triệu chứng hô hấp (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực) biến đổi theo thời gian và độ nặng, và sự giới hạn dòng khí thở ra có thể thay đổi. Triệu chứng bệnh bao gồm những cơn thở rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm.

Nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Cơn hen phế quản đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở, đau hoặc cảm thấy nặng ngực hay ho. Các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau một yếu tố kích thích như: gắng sức quá mức, tiếp xúc với các chất dị ứng (khói thuốc lá, khói bụi, các hóa chất tẩy rửa, thuốc, thức ăn,..) thay đổi thời tiết, hay nhiễm virus hô hấp.

Những triệu chứng báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Việc nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ.

hen phe quan anh 1

Luôn có bình thuốc cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào.

Nếu chậm trễ, người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón. Tình trạng trên nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… và có thể tử vong.

Các bước xử trí cơn hen phế quản

Để hạn chế việc xuất hiện những cơn khó thở cấp tính bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố khiến mình phải vào đợt khó thở cấp tính. Đồng thời, bên cạnh mình luôn luôn có bình thuốc cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt người nhà bệnh nhân hoặc những người bên cạnh cần nắm vững các bước xử trí như sau:

  • Bước 1: Lập tức đưa người bệnh rời khỏi tác nhân kích động cơn hen đến nơi thoáng khí, không tập trung nhiều người quanh người bệnh.
  • Bước 2: Làm ấm cơ thể người bệnh, tránh điều hòa, quạt ẩm.
  • Bước 3: Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người (trên giường), giúp người bệnh dễ thở hơn. Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh trong khi người bệnh đang lên cơn hen vì điều này càng khiến khó thở, nặng ngực và tức ngực hơn.
  • Bước 4: Sử dụng ngay thuốc điều trị dạng xịt, tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual. Nếu hen phế quản nhẹ, thường xịt hít 2 nhát/ lần, là thuốc có tác dụng, cắt cơn hen hiệu quả (vì vậy người bệnh phải luôn mang theo thuốc này bên mình).

Sau 20 phút, nếu cơn hen vẫn không giảm, người bệnh tiếp tục xịt thêm 2 nhát, sau đó nếu triệu chứng vẫn không giảm, xịt thêm 2 nhát và đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu.

  • Bước 5: Nếu là cơn hen phế quản nặng (lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc): Xịt hít thuốc cắt cơn và đưa vào bệnh viện gần nhất.
  • Bước 6: Nếu là cơn hen phế quản đe dọa tính mạng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được): Gọi ngay xe cấp cứu (cấp cứu 115..), trong thời gian chờ đợi xe, phải xịt ngay 2 nhát thuốc cắt cơn. Nếu có thể, tiêm thuốc giãn phế quản beta 2 dưới da cho người bệnh.

Tóm lại, bệnh nhân hen phế quản cần tránh các yếu tố kích thích có thể khiến mình lên cơn khó thở, thậm chí nguy kịch đến tính mạng, đồng thời bệnh nhân cần luôn mang bên mình thuốc cắt cơn khó thở. Bệnh nhân và người nhà cần nắm vững chế độ, kế hoạch phòng ngừa và điều trị hen theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng bệnh hen phế quản

Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích: Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, hút thuốc lá, khói môi trường, hóa chất có thể gây kích thích đường hô hấp.

- Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập thể dục để tăng sức kháng cho hệ thống hô hấp. Vì đặc tính của căn bệnh, nên thảo luận với bác sĩ để chọn ra những bài tập thể dục phù hợp.

- Tuân thủ điều trị: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này và đang dùng thuốc, hãy tuân thủ toàn bộ chương trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tiền sử về bệnh hen suyễn hoặc các triệu chứng tương tự. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Cuốn sách Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất.

Bố mẹ bất ngờ khi biết lý do khiến con trai khò khè suốt 3 tháng

Suốt 3 tháng, bé trai 20 tháng tuổi phải nhập viện điều trị nhiều lần vì thở khò khè, bác sĩ chẩn đoán bị hen suyễn nặng.

Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?

Bệnh hen ở trẻ gây triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập và giấc ngủ của trẻ.

Lầm tưởng phổ biến về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là căn bệnh phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều lầm tưởng về căn bệnh này vẫn tồn tại như đây là bệnh thời thơ ấu, có thể khỏi khi trưởng thành.

https://suckhoedoisong.vn/6-buoc-xu-tri-con-hen-phe-quan-169250101171137402.htm

BS Nguyễn Ngọc Quyền / Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm