Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

6 cách để trần nhà trở thành điểm nhấn

Thay vì sơn trắng, bạn có thể ốp gỗ, tạo hiệu ứng phản chiếu hoặc dán giấy cho trần nhà để khiến vị trí này trở nên thu hút hơn.

Trần nhà cũng nên được đầu tư trang trí như sàn và tường. Ảnh minh họa: Douglas Friedman.

Khi thiết kế nhà, mọi người thường chỉ tập trung vào sàn, tường mà quên mất trần nhà - phần diện tích rộng rãi, chiếm phần lớn tầm nhìn. Trong sáu mặt phẳng gồm bốn bức tường, sàn nhà và trần nhà, trần là nơi duy nhất không bị cản trở bởi đồ nội thất.

Dưới đây, The New York Times tổng hợp ý kiến của một vài chuyên gia để giúp bạn có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn với khu vực này.

tran nha anh 1tran nha anh 2
tran nha anh 3

Trần nhà màu hồng đào tạo thêm điểm nhấn cho căn phòng màu xanh. Ảnh minh họa: Eric Piasecki.

Tạo hiệu ứng phản chiếu

Để tạo hiệu ứng phản chiếu, nhà thiết kế Steven Gambrel (New York, Mỹ) thường sơn trần với một lớp sơn bóng loáng như gương.

Tuy nhiên, bề mặt sáng bóng thường dễ để lộ khuyết điểm. Vì vậy, trước tiên, trần nhà phải được quét và chà nhám thật nhẵn.

Ngoài ra, nhà thiết kế này sử dụng các màu trung tính để giúp căn phòng hấp thụ được nhiều ánh sáng.

tran nha anh 4tran nha anh 5
tran nha anh 6

Với ngân sách hạn chế, bạn có thể chọn giấy dán tường thay cho các vật liệu kim loại. Ảnh minh họa: Werner Straube.

Thêm lớp phủ kim loại

Thêm một lớp hoàn thiện bằng kim loại vào trần nhà cũng sẽ khiến không gian tỏa sáng.

Bạn có thể dán lá vàng hoặc một số lá kim loại lên vách thạch cao. Một phương án khác là sử dụng dán giấy dán tường tạo ra hiệu ứng tương tự.

Nhà thiết kế Fern Santixi (Texax, Mỹ) sử dụng giấy dán tường màu vàng đồng trong phòng ngủ chính, chạy dọc trần nhà và xuống tường để tạo hiệu ứng giống như một chiếc khay úp ngược.

tran nha anh 7tran nha anh 8
tran nha anh 9

Giấy dán tường họa tiết khiến trần nhà nổi bật hơn. Ảnh minh họa: Marco Ricca.

Sử dụng họa tiết hoa văn

Giấy dán tường có thể áp dụng với cả trần nhà.

Nhà thiết kế Corey Damen Jenkins (New York) từng thiết kế trần nhà với giấy dán có hoa văn tinh xảo và họa tiết cẩm thạch nhiều màu. Còn nhà thiết kế Santini chọn giấy dán tường hình ong mật cho trần của một căn bếp.

Đây là một cách khiến trần nhà trở nên thú vị hơn, thay vì chỉ phủ nó với một lớp sơn trắng.

tran nha anh 10tran nha anh 11
tran nha anh 12

Ốp gỗ cho trần nhà là cách trang trí khá phổ biến. Ảnh minh họa: Richard Powers.

Ốp gỗ

Nếu không muốn trang trí trần quá cầu kỳ, cách đơn giản nhất là ốp gỗ. Phương án này vẫn làm tăng thêm ấn tượng về mặt thị giác, nhưng không khiến trần nổi bật hơn so với khu vực sàn nhà.

Để giúp cho phòng khách sáng hơn, Douglas Wright, một kiến trúc sư ở New York, đã thêm các tấm ốp có rãnh chữ V lên trần nhà và sơn màu trắng bóng.

Ngoài gỗ đã qua xử lý, chất liệu gỗ thô cũng sẽ tạo ấn tượng lớn khi sử dụng cho trần nhà.

tran nha anh 13tran nha anh 14
tran nha anh 15

Đắp trần bằng thạch cao kèm phào, chỉ còn giúp phân chia các khu vực. Ảnh minh họa: Eric Piasecki.

Thêm phào, chỉ

Bạn không cần phải bao phủ toàn bộ trần nhà bằng gỗ để tạo cá tính và khác biệt. Một lựa chọn khác là sử dụng phào, chỉ bằng gỗ hoặc thạch cao để thêm các chi tiết. Đúc vương miện chạy quanh mép trần nhà là cách làm phổ biến nhất, tuy nhiên cũng có nhiều lựa chọn hấp dẫn hơn.

Nhà thiết kế Jenkins đã sử dụng khuôn MDF mỏng để tạo hình phía trên khu vực ăn uống và sinh hoạt chung, phân vùng khu vực tiếp khách và bố trí các thiết bị chiếu sáng.

tran nha anh 16tran nha anh 17
tran nha anh 18

Thạch cao phủ sáp tạo hiệu ứng tốt hơn sơn. Ảnh minh họa: Eric Piasecki.

Sử dụng thạch cao phủ sáp

Nếu bạn không muốn trang trí trần quá cầu kỳ, vẫn có những cách khác để khiến khu vực này bớt nhàm chán và tinh tế hơn.

Một trong số đó là sử dụng thạch cao phủ sáp. Loại vật liệu này tạo cảm giác sống động hơn những lớp sơn thông thường.

Tuy nhiên, trần nhà khó có thể sửa chữa hay đổi mới theo thời gian, nên dù muốn trang trí công phu hay đơn giản, bạn đều nên cân nhắc thật kỹ.

Thiết kế ưa sinh học trong nhà ở

Ngoài cây xanh, thiết kế ưa sinh học (Biophilic Design) còn sử dụng nhiều chất liệu tự nhiên như gỗ, đá và các tông màu xanh, nâu đất.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến ​​thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

6 cach tan trang nha cua don nam moi hinh anh

6 cách tân trang nhà cửa đón năm mới

0

Có nhiều cách giúp bạn làm mới ngôi nhà mà không cần thay đổi toàn bộ nội thất hay bố cục phòng. Ví dụ, bạn có thể bổ sung đèn chiếu sáng, tái chế đồ đạc cũ...

Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm