![]() |
Thường xuyên thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh là một trong những dấu hiệu của bệnh thận ở những người mắc tiểu đường. Ảnh: Very Well Health. |
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về thận trên toàn cầu. Điều này là do lượng đường trong máu không phù hợp có thể làm suy yếu chức năng của thận, đó là lọc và thải chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.
Cách bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận
Theo India Times, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận và gây tổn thương thận, dẫn đến tình trạng được gọi là bệnh thận do tiểu đường. Theo tiến sĩ Udit Gupta, bác sĩ chuyên khoa thận tại Trung tâm chấn thương cột sống Ấn Độ, giải thích trong tình trạng này, lượng đường trong máu cao gây căng thẳng cho các mạch máu nhỏ hoặc cầu thận trong thận.
Tổn thương này cản trở thận lọc chất thải và có thể dẫn đến sẹo thận, giảm chức năng và trong trường hợp nghiêm trọng, gây suy thận. Bệnh tiểu đường có thể làm rối loạn huyết áp của một người và gây ra các biến chứng như mức huyết áp cao, cũng gây tổn thương thận.
Triệu chứng của bệnh thận do tiểu đường
Bệnh thận do tiểu đường gây ra thường phát triển dần dần. Nguyên nhân chính gây ra bệnh thận là lượng đường trong máu cao liên tục, làm tổn thương các đơn vị lọc của thận. Ngoài ra, huyết áp cao, béo phì và yếu tố di truyền cũng đóng vai trò chính.
Một số triệu chứng ban đầu của bệnh thận thường không được chú ý cho đến khi xảy ra tổn thương đáng kể. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh thận bao gồm:
- Sưng ở tay, chân hoặc mặt
- Tăng huyết áp
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Mệt mỏi
- Khó khăn trong việc tập trung
- Mất cảm giác thèm ăn hoặc buồn nôn
Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh thận do bệnh tiểu đường là:
- Bệnh tiểu đường kéo dài
- Kiểm soát đường huyết kém
- Huyết áp cao
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
Cách kiểm soát tiểu đường và bệnh thận
- Theo dõi lượng đường trong máu: Kiểm tra lượng đường trong máu và ghi chép thường xuyên giúp duy trì kiểm soát glucose ở mức tối ưu.
- Kiểm soát huyết áp: Tham khảo ý kiến bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định, có thể sử dụng bằng thuốc, chẳng hạn ARB (thuốc chẹn thụ thể angiotensin).
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nên tham gia hoạt động thể chất thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng để tránh tăng cân. Giảm lượng natri và muối nạp vào cơ thể, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống phù hợp với bệnh tiểu đường cũng sẽ có ích.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương thận và khiến biến chứng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
- Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Việc phát hiện và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thận.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.