Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 thói quen dễ gây đột quỵ mùa hè, nhiều người Việt vô tư mắc phải

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ có nguy cơ tăng cao vào mùa hè.

Nếu ngồi trước luồng gió lạnh mạnh, nhiều người có thể bị choáng, hoa mắt, thậm chí đột quỵ ngay tại chỗ.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, song nguy cơ tăng cao vào mùa hè do thời tiết oi bức, cơ thể mất nước và rối loạn điều hòa nhiệt.

Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng nguy hiểm mà bạn nên tránh trong ngày nắng nóng:

Tắm ngay sau khi đi nắng về

Sau khi hoạt động ngoài trời, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nhiều người có thói quen đi tắm ngay để giải nhiệt. Tuy nhiên, việc này khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, các lỗ chân lông và vi mạch dưới da co lại, tuần hoàn máu bị cản trở.

Không chỉ gây cảm lạnh, hành động tưởng như “giải nhiệt” này còn có thể dẫn đến rối loạn huyết áp, rối loạn nhịp tim và đột quỵ.

Ngồi trước quạt hoặc điều hòa thổi thẳng vào người

Dưới tác động của nắng nóng, các mạch máu giãn nở để tỏa nhiệt. Nếu ngồi trước luồng gió lạnh mạnh, mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ da giảm đột ngột, dẫn tới sự mất cân bằng nhiệt giữa trong và ngoài cơ thể. Nhiều người sau đó có thể bị choáng, hoa mắt, thậm chí đột quỵ ngay tại chỗ.

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Việc chuyển đột ngột từ không gian nóng sang phòng lạnh có thể gây choáng váng, ảnh hưởng đến huyết áp và hệ tim mạch. Nếu nhiệt độ điều hòa quá thấp, mồ hôi không thể bốc hơi, thấm ngược vào cơ thể gây lạnh sâu, các mạch máu co lại nhanh chóng – yếu tố dễ gây tăng huyết áp và đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc có bệnh nền.

Uống nước đá ngay khi vừa đi nắng về

Nước lạnh có thể làm dịu cơn khát tức thì nhưng lại khiến cơ thể sốc nhiệt nếu sử dụng ngay sau khi đi nắng. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn gây rối loạn điều hòa thân nhiệt, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Lười uống nước

Mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ trong mùa hè. Khi cơ thể thiếu nước, máu trở nên đặc hơn, huyết áp tăng, tuần hoàn kém – những yếu tố làm gia tăng nguy cơ tai biến. Người lớn tuổi, người làm việc ngoài trời hoặc vận động nhiều cần chú ý bổ sung nước đầy đủ, đúng cách.

Hoạt động thể chất quá sức dưới trời nắng

Tập luyện cường độ cao hoặc lao động dưới trời nắng khiến cơ thể nhanh chóng mất nước, dễ dẫn đến say nắng, rối loạn điện giải, đột quỵ. Những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch càng dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh đột quỵ trong mùa hè

Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo:

  • Không tắm ngay sau khi đi nắng về, nên nghỉ ngơi 15-20 phút để thân nhiệt ổn định, sau đó lau người bằng khăn ẩm rồi mới tắm toàn thân.
  • Tránh để điều hòa, quạt thổi trực tiếp vào người, không đặt nhiệt độ điều hòa quá thấp. Nhiệt độ phòng nên chênh lệch với bên ngoài không quá 7 độ C.
  • Không uống nước đá lạnh ngay sau khi đi ngoài nắng, thay vào đó hãy uống nước mát hoặc nước lọc để hạ nhiệt từ từ.
  • Hạn chế ra đường vào khung giờ nắng gắt (10h-16h). Nếu buộc phải ra ngoài, cần che chắn kỹ và mặc trang phục thoáng mát.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình 1,5-2 lít đối với người bình thường; người vận động thể chất cần đến 2,7 - 3,7 lít/ngày.
  • Tập luyện điều độ, tránh tập thể thao cường độ cao ngoài trời nắng. Nếu có bệnh nền, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia hoạt động thể chất.

Mùa hè không chỉ đơn giản là nóng nực, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Chỉ một vài điều chỉnh nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp bạn và người thân tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Bệnh cúm thường kéo dài bao lâu?

Tôi vừa có triệu chứng của cúm như ho, sốt, đau đầu, nhức mỏi người. Xin hỏi bệnh cúm thường kéo dài bao lâu và tôi nên làm gì?

Phát hiện bất ngờ vụ người phụ nữ nguy kịch tại cơ sở thẩm mỹ MELIZA

Qua kiểm tra cơ sở thẩm mỹ MELIZA, đoàn của Sở Y tế Hải Phòng xác định cơ sở không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

4 điều bất ngờ xảy ra với cơ thể khi ăn ớt chuông thường xuyên

Ớt chuông là loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi ăn ớt chuông thường xuyên.

https://vtcnews.vn/6-thoi-quen-de-gay-dot-quy-mua-he-nhieu-nguoi-viet-vo-tu-mac-phai-ar954092.html#google_vignette

Như Loan / VTC News

Bạn có thể quan tâm