1. Bỏ bữa sáng: Bữa sáng được coi là bữa chính trong ngày, đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ thể và trí não. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể cần cung cấp đủ glucose và các chất cần thiết khác. Khi bỏ bữa sáng, lượng đường trong máu có thể bị xáo trộn. Qua đó, hệ thần kinh trung ương không được cung cấp đủ dinh dưỡng, có thể gây tổn thương thần kinh. Nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ được ăn sáng đủ chất sẽ có khả năng tư duy và vận động mạnh mẽ hơn. Bên cạnh ăn sáng, các em cần uống nước để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và não bộ. Ảnh: Dr. Tricia Pingel. |
2. Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều món chứa chất béo có thể ngăn chặn máu lưu thông lên não, từ đó gây ra bệnh xơ cứng động mạch não. Khi thiếu oxy, khả năng hoạt động não sẽ bị suy giảm. Một nghiên cứu khác chỉ ra lượng calo quá lớn tích tụ trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức. Ảnh: YaleNews. |
3. Thiếu ngủ: Trẻ thiếu ngủ lâu ngày hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ đẩy nhanh quá trình suy giảm tế bào não và ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh. Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến tính cách, khiến các em cáu gắt, chán nản, hiếu thắng. Cha mẹ cần cho trẻ ngủ đủ giấc. Trước khi ngủ, bạn hãy cho bé đọc sách, nghe nhạc để xoa dịu tinh thần và có giấc ngủ ngon. Ảnh: Boston Children's Discoveries. |
4. Lười suy nghĩ: Ít suy nghĩ, ít sử dụng đến bộ não có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa não và ảnh hưởng khả năng tư duy. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc sách, suy nghĩ, động não nhiều hơn. Ví dụ, khi gặp một vấn đề hoặc bài toán khó, bạn hãy để trẻ tự suy nghĩ và đưa ra giải pháp. Khi bộ não được vận động thường xuyên, khả năng tư duy của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Ảnh: Discover Magazine. |
5. Ít nói chuyện: Ít trò chuyện làm giảm khả năng giao tiếp và tư duy của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra diễn đạt bằng ngôn ngữ giúp trẻ nhỏ rèn luyện kỹ năng tư duy logic và luôn khiến não bộ hoạt động. Cha mẹ nên chủ động trò chuyện hoặc cùng con khám phá, bàn luận về những kiến thức mới mẻ trong cuộc sống. Ảnh: UNICEF. |
6. Học bài khi đang bị ốm: Khi bị ốm, não bộ cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Học bài, động não, tư duy trong thời điểm này có thể kìm hãm quá trình phục hồi của não. Vì thế, khi trẻ ốm, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và trí não. Ảnh: Raising Children Network. |