Câu chuyện về sự trùng hợp kỳ lạ được Renata Fadhea (24 tuổi, sống tại đảo Bangka, Indonesia) chia sẻ trên nền tảng video và thu hút tới 7,1 triệu lượt xem.
Trong đoạn video đang lan truyền, Fadhea chia sẻ một bức ảnh từ đám cưới thứ hai của chồng cô vào năm 2009. Khi đó, Fadhea mới là cô bé 9 tuổi và cũng có mặt tại bữa tiệc. Thậm chí trong bức hình, cô đứng khá gần chú rể, theo South China Morning Post.
Trong một video tiếp theo, Fadhea giải thích rằng cô tham dự đám cưới này với tư cách là khách mời, cặp đôi là họ hàng xa song gần như không biết cụ thể về nhau. Chồng cô là cháu trai của dì cô, điều này càng làm tăng thêm sự thú vị cho câu chuyện.
Sau lần gặp năm 2009, Fadhea và chồng mất liên lạc trong nhiều năm sau đó mới gặp lại vào khoảng năm 2019. Năm 2020, cặp đôi kết hôn vào có con một năm sau đó. Chồng Fadhea hơn cô 38 tuổi.
Fadhea và chồng ở lần gặp năm 2009 (trái) và hiện tại. |
Fadhea phát hiện sự trùng hợp giữa mình và nửa kia khi xem lại album cưới thứ 2 của anh. Cô cũng cho hay chồng cô và người vợ thứ hai đã ly thân từ năm 2011 nên cô không phải là người xen vào mối quan hệ.
Chồng Fadhea không có con từ cuộc hôn nhân thứ hai và chỉ có một đứa con từ cuộc hôn nhân đầu tiên.
Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên khi theo dõi câu chuyện của Fadhea, một số cũng đặt câu hỏi về khoảng cách tuổi tác giữa cặp vợ chồng.
Fadhea cho biết dù chênh lệch tuổi khá lớn nhưng cô và chồng rất hợp nhau và có cuộc sống hạnh phúc. Dưới bài đăng, nhiều dân mạng chúc phúc cho cặp vợ chồng.
“Tình cờ gặp nhau khi cô ấy còn nhỏ, rồi gặp lại khi trưởng thành, đúng là định mệnh”, một người bình luận.
“Khuôn mặt của chồng cô ấy hiện giờ trông còn trẻ hơn trước”, một người khác viết.
Cặp đôi hiện có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. |
Ở Indonesia, kết hôn sớm là điều phổ biến. Theo báo cáo của Unicef, 1/4 phụ nữ nước này kết hôn trước năm 18 tuổi. Trước năm 2019, luật pháp Indonesia không có giới hạn độ tuổi kết hôn tối thiểu nên nhiều cô gái dưới 16 tuổi được phép kết hôn.
Do nghèo đói, trình độ học vấn hạn chế và lý do tôn giáo, nhiều cô gái Indonesia bị cha mẹ gả trước tuổi hợp pháp, dẫn đến sinh con sớm. Một số thậm chí còn trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình và ly hôn.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.