Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 câu cửa miệng của bố mẹ ích kỷ

Nếu bạn thường xuyên nói với con những câu như "Đừng có làm bố/mẹ xấu hổ", "Con không thấy bố/mẹ đang bận sao?", đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá chú trọng đến bản thân.

bo me ich ky anh 1

1. "Bố/mẹ không có thời gian cho việc này": Có bao giờ con háo hức khoe với bạn một bức vẽ tâm đắc hay kể một câu chuyện ở trường, nhưng bạn chỉ đáp lại "Bố/mẹ không có thời gian cho việc này"? Đây là một lời đáp cụt ngủn thường được bố mẹ thốt ra khi họ quá bận rộn với những mối bận tâm riêng, bỏ lỡ những khoảnh khắc con cái cần sự chú ý. Điều này có thể gieo vào lòng trẻ cảm giác bị xem nhẹ, không quan trọng. Về lâu dài, nó dẫn đến những vấn đề về lòng tự trọng ở tuổi trưởng thành. Ảnh: Freepik.

bo me ich ky anh 2

2. "Đừng có làm bố/mẹ xấu hổ": Khi cha mẹ quan tâm đến danh tiếng của bản thân hơn là cảm xúc của trẻ, họ đang truyền đi thông điệp rằng hình ảnh của họ trước người khác quan trọng hơn cảm xúc và trải nghiệm thực tế của con. Lời nhắc này có thể khiến trẻ cảm thấy giá trị của mình chỉ được đo lường bằng khả năng duy trì hình ảnh hoàn hảo của cha mẹ. Lâu dần, điều này có thể gây ra cảm giác tự ti, bất an và làm suy giảm lòng tự trọng của trẻ.

bo me ich ky anh 3

3. "Con nhạy cảm quá rồi": Đây là câu cửa miệng của những phụ huynh thiếu đồng cảm, chỉ nghĩ đến bản thân và không sẵn lòng đáp ứng nhu cầu cảm xúc của con cái. Thay vì thấu hiểu và xoa dịu, họ thường gạt bỏ hoàn toàn những cảm xúc của trẻ. Họ vô tình khiến trẻ cảm thấy những gì chúng đang trải qua là điều phiền toái hay gánh nặng không đáng có. Sự phủ nhận này âm thầm gặm nhấm sự tự tin, khiến trẻ học cách kìm nén cảm xúc thật của mình. Ảnh: Pexels.

bo me ich ky anh 4

4. "Bố/mẹ biết cái gì là tốt nhất cho con": Sự hướng dẫn của cha mẹ là cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ, nhưng việc lạm dụng câu nói này có thể vô tình phủ nhận những cảm xúc và ý kiến riêng của con. Cha mẹ thường xuyên sử dụng cụm từ này có xu hướng đặt quan điểm và niềm tin cá nhân lên trên những trải nghiệm thực tế của trẻ. Họ ưu tiên cái tôi cá nhân hơn những nhu cầu cảm xúc của con cái. Dần dần, trẻ mất đi sự tin tưởng vào khả năng phán đoán của bản thân và thiếu tự tin khi phải đưa ra quyết định.

bo me ich ky anh 5

5. "Bố/mẹ làm tất cả chỉ để lo cho con": Đây là cách cha mẹ ích kỷ thao túng, khiến trẻ thấy tội lỗi vì bày tỏ nhu cầu riêng. Trước câu nói này, trẻ có thể cảm thấy mình vô ơn vì chia sẻ những xúc cảm chân thật. Cha mẹ ích kỷ tin rằng hy sinh vật chất đủ để phủ nhận nhu cầu tinh thần của con. Nhưng thực tế, không sự chu cấp nào bù đắp được việc thiếu thốn tình cảm. Ảnh: Pexels.

bo me ich ky anh 6

6. "Sao con không được như anh/chị mình?": Đây là biểu hiện của cách nuôi dạy thiếu sự quan tâm đến từng cá nhân, cho thấy cha mẹ thiếu sự thấu hiểu và đồng cảm với những đặc điểm riêng của mỗi đứa trẻ. Thay vì tập trung vào việc nuôi dưỡng và phát triển khả năng, tính cách độc đáo của con, họ lại muốn con trở nên giống một hình mẫu có sẵn để dễ dàng quản lý hơn. Việc so sánh kiểu này không chỉ khơi dậy sự ganh tị giữa các con mà còn gieo vào lòng đứa trẻ bị so sánh cảm giác tự ti, mặc cảm về bản thân. Ảnh: Pexels.

bo me ich ky anh 7

7. "Con không thấy bố/mẹ đang bận sao?": Câu nói này thường được cha mẹ sử dụng khi quá chú tâm vào công việc cá nhân và phớt lờ nhu cầu được quan tâm của con cái. Việc liên tục bị gạt bỏ như vậy có thể gây ra cảm giác bị từ chối và tác động tiêu cực đến lòng tự trọng của trẻ. Nó ngầm truyền đi thông điệp rằng những nhu cầu của con không quan trọng bằng những công việc mà cha mẹ đang ưu tiên. Ảnh: Pexels.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

7 hành vi người có EQ cao không làm

Theo Hackspirit, nếu bạn luôn chủ động tránh được 7 hành vi sau đây, rất có thể bạn là người sở hữu trí tuệ cảm xúc (EQ) cao hơn nhiều người.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm