![]() |
1. Luôn ưu tiên nhu cầu cá nhân: Theo Hackspirit, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của tính ích kỷ chính là việc một người liên tục đặt nhu cầu của bản thân lên trên lợi ích của người khác. Điều này không đồng nghĩa với việc họ cố tình cư xử thô lỗ hay coi thường người khác. Đơn giản là khi phải đưa ra bất kỳ quyết định nào, phản xạ tự nhiên của họ là nghĩ đến những gì có lợi cho mình trước. Họ ít khi cân nhắc đến tác động của quyết định đó lên những người xung quanh. |
![]() |
2. Hiếm khi chủ động giúp đỡ người khác: Người ích kỷ luôn sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ khi bản thân gặp khó khăn, nhưng lại hiếm khi nghĩ đến việc đáp lại sự tử tế đó. Không phải họ cố tình từ chối giúp đỡ, mà đơn giản là ý nghĩ đó không hề xuất hiện trong đầu họ. Sự tập trung quá mức vào nhu cầu và sự thoải mái cá nhân khiến họ bỏ lỡ những cơ hội để hỗ trợ những người xung quanh. |
![]() |
3. Lấn át cuộc trò chuyện: Những người có xu hướng ích kỷ thường rất thích nói, và chủ đề chính trong câu chuyện của họ thường xoay quanh bản thân. Họ có xu hướng lái các cuộc trò chuyện về những trải nghiệm cá nhân, những vấn đề họ gặp phải hoặc những thành tựu mà họ đạt được. Tất nhiên, họ sẽ hiếm khi dừng lại để hỏi han hay quan tâm đến người khác. |
![]() |
4. Xu hướng nhận nhiều hơn cho đi: Trong mọi mối quan hệ, dù là bạn bè, gia đình hay tình yêu, những người có bản tính ích kỷ thường chỉ muốn nhận về mình. Họ tận hưởng sự hỗ trợ về mặt tinh thần, sự quan tâm và những nỗ lực mà người khác dành cho mình, nhưng lại hiếm khi đáp lại bằng sự chăm sóc tương đương. Ví dụ, họ có thể vui vẻ chấp nhận những lời mời và lòng tốt từ bạn bè mà không hề có ý định đáp lại sự tử tế đó. Hoặc họ kỳ vọng người yêu luôn sẵn lòng giúp đỡ mình, nhưng lại biến mất khi đối phương cần đến sự hỗ trợ. |
![]() |
5. Không vui khi người khác đạt được thành tựu: Thay vì cảm thấy vui cho người khác, người ích kỷ có xu hướng xem nhẹ thành quả đó, cố gắng chuyển sự chú ý về phía bản thân hoặc thậm chí nảy sinh lòng ganh ghét. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xuất phát từ ý định xấu. Đôi khi, họ không thể tránh khỏi việc so sánh người khác với hoàn cảnh của chính mình. |
![]() |
6. Hiếm khi nói lời xin lỗi: Thay vì nhận trách nhiệm về những lỗi lầm của mình, người ích kỷ thường tìm cách để biện minh cho hành động, chuyển hướng đổ lỗi sang người khác hoặc cư xử như thể chẳng có chuyện gì xảy ra. Dần dà, thái độ này có thể khiến những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Việc một người không bao giờ thừa nhận sẽ gây tổn thương cho người khác - dù vô tình hay cố ý - sẽ để lại những vết sẹo khó lành trong mối quan hệ. |
![]() |
7. Xem nhẹ cảm xúc của người khác: Khi một người bày tỏ nỗi đau, sự thất vọng hay chán nản, phản ứng tự nhiên của người ích kỷ thường là phủ nhận những cảm xúc đó. Họ có xu hướng nói những câu như "Bạn đang làm quá lên thôi", "Chẳng có gì to tát cả" hoặc "Bạn nhạy cảm thật đấy". Lâu dần, điều này khiến người khác cảm thấy bị bỏ rơi, không được coi trọng, thậm chí bắt đầu nghi ngờ chính những cảm xúc thật của mình. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.