1. Thiếu tôn trọng: Nếu con nói chuyện với bạn hoặc người lớn khác một cách thô lỗ hoặc cãi lại, hãy đưa chúng ra khu vực khác ngay khi sự việc xảy ra và tìm hiểu lý do chúng hành động thiếu tôn trọng. Cha mẹ nên cố gắng giữ thái độ cởi mở, đôi khi, trẻ có lý do riêng để hành xử như vậy. Để con trẻ học được cách tôn trọng người khác, trước hết bạn cần làm gương. Hãy luôn sử dụng những câu từ lịch sự, thể hiện sự biết ơn và tôn trọng trong mọi cuộc giao tiếp. Khi bạn nói "cảm ơn" và "xin vui lòng", trẻ sẽ tự nhiên bắt chước theo. Ảnh: Freepik. |
2. Cố tình phớt lờ: Nếu con bạn cố tình bỏ qua bạn và làm điều gì đó mà bạn yêu cầu chúng không được làm, hãy nói chuyện với chúng ngay lập tức. Hãy đưa trẻ ra khỏi hành động, cho dù đó là bữa ăn tối hay một buổi chơi. Sau đó, bạn cho trẻ không gian để bình tĩnh lại và tự điều chỉnh. Bạn cần giải thích lý do hành động của con là không đúng và tại sao việc lắng nghe lại quan trọng. Nếu trẻ từ chối, hãy thử yêu cầu con giải thích cảm xúc của mình và chia sẻ điều con đang gặp khó khăn. Ảnh: Freepik. |
3. Nói dối: Tất cả trẻ em đều nói dối ở một số thời điểm nào đó, và trẻ nhỏ thường không thể phân biệt giữa nói dối và chơi tưởng tượng. Nhưng khi lớn lên, trẻ có thể cố tình nói dối vì những lý do cụ thể, ví dụ nói dối để tránh bị phạt. Nếu con bạn có thói quen nói dối, hãy ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân, làm rõ rằng bạn muốn chúng dừng lại và cho chúng thấy tại sao nói dối có thể làm tổn hại mối quan hệ. Ảnh: Freepik. |
4. Bắt nạt: Phụ huynh thường lo lắng con mình có thể bị bắt nạt và nói chuyện với con về những việc cần làm nếu điều đó xảy ra. Nhưng nếu con bạn là kẻ bắt nạt thì sao? Hãy nói chuyện với con bạn ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ hoặc phát hiện ra chúng có hành vi bạo lực (cả thể chất và tinh thần) với ai đó. Hãy tìm hiểu lý do trẻ làm những việc này và nói chuyện với trẻ về lý do hành vi bắt nạt là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Ảnh: Pexels. |
5. Luôn đòi hỏi: Cha mẹ cung cấp cho con những thứ chúng cần là điều hiển nhiên, nhưng việc trẻ luôn đòi hỏi và cha mẹ đáp ứng gần như mọi thứ chúng muốn có thể gây hại. Để tránh nuông chiều con, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ kiếm tiền tiêu vặt hoặc tiết kiệm tiền để mua một số thứ không cần thiết mà chúng muốn. Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện lòng biết ơn, đồng cảm, biết giúp đỡ người khác. Ảnh: Word From The Bird. |
6. Thường giận dữ, la hét: Điều này dễ hiểu ở trẻ mới biết đi hoặc học mẫu giáo. Nhưng với một đứa trẻ lớn hơn, khóc thét, dỗi hờn, chửi bới là những hành vi khó chấp nhận. Một đứa trẻ 8-9 tuổi có thể thỉnh thoảng bị thất vọng, nhưng chúng nên học cách xử lý cảm xúc một cách kiểm soát, bình tĩnh và tôn trọng hơn. Nếu con bạn nổi cơn tam bành, hãy yêu cầu chúng đến một nơi yên tĩnh, an toàn, hít thở sâu để bình tĩnh hơn. Sau đó, bạn hãy yêu cầu con chia sẻ lý do giận dữ và thảo luận về cách xử lý tình huống tốt hơn cho lần sau. Ảnh: Word From The Bird. |
7. Gian lận: Một số trẻ nhỏ có thể gian lận chỉ đơn giản vì chúng muốn chiến thắng, cho dù đó là một trò chơi. Nhưng với trẻ lớn hơn, có ý thức đúng sai tốt hơn, việc gian lận rất dễ có chủ ý, có thể xảy ra ở tình huống quan trọng hơn như thi cử. Cha mẹ hãy nói chuyện để trẻ hiểu rõ về sự quan trọng của tính trung thực và sự công bằng. Nếu trẻ vượt qua ranh giới, hãy áp dụng các hình phạt mang tính xây dựng. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.