Câu 1: Danh tướng nào là một trong “thất hổ tướng nhà Tây Sơn”?
“Tây Sơn thất hổ tướng” chỉ 7 tướng hàng đầu của nhà Tây Sơn gồm: Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng. |
Câu 2: Ai đứng đầu “Tây Sơn thất hổ tướng”?
Theo sách "Nhà Tây Sơn" của Quách Giao, Võ Văn Dũng (có sách ghi Vũ Văn Dũng) đứng đầu “Tây Sơn thất hổ tướng”. Dưới thời Tây Sơn, ông từng giữ chức Tư đồ - một trong những trụ cột quan trọng nhất của triều đình. |
Câu 3. Ai được nữ tướng Bùi Thị Xuân tặng lá cờ thêu 4 chữ vàng “Thiết côn vô địch”?
Võ Đình Tú là hổ tướng sở hữu tuyệt kỹ đánh côn. Sau khi gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, ông được Quang Trung - Nguyễn Huệ yêu mến, phong làm Đại Tổng lý. Nữ tướng Bùi Thị Xuân mến tài đã thêu lá cờ có 4 chữ vàng “Thiết côn vô địch” tặng ông. |
Câu 4. Kỳ Nam cung là vũ khí huyền thoại của ai trong “Tây Sơn thất hổ tướng”?
Kỳ Nam cung là vũ khí của tướng Lý Văn Bưu. Ông nổi tiếng với khả năng huấn luyện ngựa và tài bắn cung “trăm phát trăm trúng”. Kỳ Nam cung có cấu trúc đặc biệt, tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam, khi treo trong phòng, hương trầm thơm ngát. |
Câu 5. Tướng nào diệt thế lực phản động để bình ổn nhà Tây Sơn?
Sau khi vua Quang Trung qua đời, thái sư Bùi Đắc Tuyên, với danh nghĩa cậu ruột của vua Cảnh Thịnh, ngày càng chuyên quyền, tổ chức nhiều trò mua vui cho vị vua nhỏ tuổi, hãm hại những đại thần không cùng phe cánh, khiến nội bộ nhà Tây Sơn lục đục. Được tin, Võ Văn Dũng từ Bắc Hà về kinh thành Phú Xuân, lập kế tiêu diệt Bùi Đắc Tuyên và thế lực của ông ta. |
Câu 6. Huỳnh Long đao là vũ khí của danh tướng nào?
Huỳnh Long đao là món quà của sư phụ Diệp Đình Tòng tặng cho danh tướng Trần Quang Diệu trước khi qua đời. Huỳnh Long đao cùng Ô Long đao của Quang Trung - Nguyễn Huệ, Xích Long đao của Lê Sỹ Hoàng, tạo thành “tam thần đao” nổi tiếng của nhà Tây Sơn. |
Câu 7. Hổ tướng Trần Quang Diệu từng làm trấn thủ vùng đất nào?
Trần Quang Diệu là rường cột của nhà Tây Sơn. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như: Đô đốc, Đại Đô đốc, Đại Tổng quản, Trấn thủ Nghệ An, Thiếu phó. |
Câu 8. Tên bài võ nổi tiếng của Võ Văn Dũng còn đến ngày nay?
Đao pháp là tuyệt kỹ của Võ Văn Dũng. Hiện nay, bài võ Lôi long đao do ông nghiên cứu, biên soạn vẫn được lưu truyền trong dân gian. Bài võ này đã được đưa vào chương trình 18 bài võ cổ truyền Việt Nam. |