1. Batek (Philippines): Batek là biểu tượng của lòng dũng cảm, được thực hiện trong một số nghi lễ truyền thống. Hình xăm còn đánh dấu sự trưởng thành. Thợ xăm được gọi là mabatek, sử dụng một mũi kim gắn trên thanh gỗ để xăm lên da những hình như chim cò, thằn lằn, rết hay các biểu tượng khác.
Người dân ở vùng Bontoc gọi kiểu xăm này là Fatek, còn người Kalinga gọi là Batok. Hiện còn rất ít nghệ sĩ xăm Batek, vì vậy du khách muốn kiểu xăm đặc biệt này phải đặt hẹn trước. |
2. Sak Yant (Campuchia, Thái Lan): Sak Yant, hay còn gọi là Sak Yan và Yantra, là các hình xăm do các nhà sư thực hiện trên người các chiến binh để bảo vệ và tăng cường sức mạnh trong các cuộc chiến. Người ta tin rằng, hình xăm sẽ mang lại cho các chiến binh sức khỏe, may mắn, và được bảo vệ khỏi ma quỷ.
Người thợ xăm Sak Yant dùng những thanh nhọn bằng sắt hoặc tre gọi là mai sak rồi nhúng vào một loại mực làm bằng nọc rắn, than củi, thảo mộc, hoặc tàn thuốc rồi xăm lên da. Không ai thực sự biết rõ thành phần của loại mực này ngoài các nhà sư. |
3. Irezumi (Nhật Bản): Hình xăm ở Nhật Bản được coi như biểu tượng tâm linh, địa vị xã hội, dùng để trang trí trên cơ thể, thậm chí như hình phạt. Các mẫu phổ biến của kiểu xăm irezumi gồm lân và hoa mẫu đơn, cá chép và lá mùa thu. Phần giữa thân trên thường không được xăm để tránh lộ. |
Hầu hết các hình xăm đều liên quan đến tội phạm và yakuza, một băng đảng mafia khét tiếng ở Nhật Bản. |
4. Tatau (Samoa): Từ “tattoo” (hình xăm) có lẽ bắt nguồn từ từ “tautau” trong tiếng Samoa. Đây thực chất là lỗi phát âm của những người châu Âu đầu tiên đến quần đảo này, nhưng lại được dùng một cách chính thức. Hình xăm cho đàn ông ở Samoa được goi là pe’a, từ thắt lưng tới đầu gối. |
Còn hình xăm cho phụ nữ gọi là malu, xăm từ đầu gối đến đùi với những họa tiết thanh mảnh tinh tế hơn. |
5. Ta Moko (New Zealand): Đây là kiểu xăm truyền thống của người Maori. Mỗi hình xăm chứa đựng những thông điệp riêng, thể hiện cho gia phả, tri thức, địa vị xã hội của người được xăm. Thợ xăm có thể dùng kim điện hoặc dụng cụ thủ công gọi là ihu theo kiểu truyền thống. Moko thường được xăm ở phần trên cơ thể và mặt sau của chân, thậm chí trên mặt vì đầu được coi là bộ phận thiêng liêng nhất của cơ thể. |
6. Ptasan (Đài Loan): Bộ lạc Atayal ở Đài Loan còn được gọi là Tayal hay Tayan có truyền thống xăm lên mặt (ptasan). Các cô gái trước khi được xăm lên mặt phải dệt vải, trồng trọt. Với đàn ông khi đến tuổi, họ được xăm trên trán đầu tiên, rồi đến cằm sau khi lên chức bố. Hình xăm còn là giải thưởng cho những người săn bắn giỏi. Dụng cụ xăm gồm một vật giống bàn chải đánh răng gọi là atok gồm từ 4-16 mũi kim làm bằng gai cam hoặc quýt, chiếc búa đặc biệt gọi là totsin và loại mực ihoh làm bằng nhựa thông cháy. |
7. Mehndi (Ấn Độ): Mehndi là nghệ thuật vẽ henna có tuổi đời tới 5.000 năm, thường được thực hiện vào những dịp đặc biệt như lễ hội, sinh nhật hoặc cưới xin. Một số mẫu truyền thống có thể kể đến như biểu tượng mặt trời trên cánh tay.
Henna được coi là biểu tượng của may mắn, sức khỏe và khoái cảm. Người ta thường vẽ bằng cách đựng mực vào túi nilon có chóp nhọn, mực sẽ khô sau vài phút, sau đó bôi nước cốt chanh và đường trắng lên trên để vết henna đậm hơn. Vết xăm được phủ qua đêm rồi mới mở ra. |