Bernadette Joy, 39 tuổi, là nữ triệu phú người Mỹ gốc Philippines. Chứng kiến những khó khăn của cha mẹ là người nhập cư của mình theo đuổi "giấc mơ Mỹ", suy nghĩ phải tiết kiệm mọi nơi, mọi lúc đã ăn sâu vào tâm trí Joy từ rất sớm.
Năm 2016, giữa áp lực của khoản vay sinh viên, nợ thế chấp và hóa đơn sinh hoạt, Joy đã mắc nợ 300.000 USD - con số khiến cô rơi vào tuyệt vọng. Nhưng số nợ khổng lồ cũng chính là động lực cho cô trong nghiên cứu và thực hành quản lý tài chính cá nhân.
"Tôi muốn học mọi thứ để tự thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn của chính mình. Tôi đã lập kế hoạch, trả hết nợ trong vòng 3 năm và trở thành triệu phú ở tuổi 30", Joy chia sẻ về hành trình kỳ diệu của mình.
Hiện tại, nữ triệu phú 39 tuổi đang điều hành một công ty chuyên đào tạo về tài chính cá nhân, có tên Crush Your Money Goals.
Joy nói rằng cô đang tiếp tục xây dựng khối tài sản của mình, nhưng có 7 thói quen tiết kiệm mà cô không có ý định từ bỏ dù kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa.
"Duy trì những thói quen như vậy cũng khiến tôi ghi nhớ về những thứ bố mẹ tôi đã chọn để tôi có được nhiều lựa chọn như bây giờ. Học cách nhìn thấy giá trị trong các hoạt động nhỏ thường ngày đã giúp tôi lập ngân sách tốt hơn, đầu tư khôn ngoan hơn và cuối cùng là trở thành triệu phú", cô bày tỏ.
Hoàn cảnh khó khăn đã khiến nữ triệu phú người Mỹ gốc Philippines đã hình thành thói quen tiết kiệm từ rất sớm. |
1. Mua những miếng thịt rẻ nhất
"Vâng, tôi chính là kiểu người sẵn sàng đứng rất lâu ở quầy thịt gà, cố tìm cho ra gói đùi gà rẻ nhất để tiết kiệm 23 xu", Joy nói.
Cô thích tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất. Ví dụ, Joy rất thích ăn thịt nướng Hàn Quốc. Tại cửa hàng tạp hóa quốc tế địa phương của tôi ở Charlotte, Bắc Carolina, giá sườn truyền thống là 11,99 USD/pound, nhưng cô chọn mua loại rẻ nhất có giá 7,99 USD/pound.
Những miếng sườn này có thể không đẹp bằng loại đắt tiền, nhưng vì chúng có ít xương hơn nên cô thấy dễ chế biến. "Chúng ngon và hơn hết là tốt cho ví tiền của tôi về lâu dài".
2. Giữ đồ dùng miễn phí phòng khách sạn
Joy giữ lại những món đồ miễn phí trong phòng khách sạn và tài sử dụng chúng. |
Là một phần trong công việc, Joy thường đi du lịch để tham gia các buổi diễn thuyết và cô rất hào hứng mỗi khi lưu trú tại khách sạn nào có cung cấp bộ trang điểm, dụng cụ cá nhân miễn phí. Những món đồ này rất hữu ích, đặc biệt khi cô phải đi lại nhiều.
Cô đặc biệt yêu thích các khách sạn ở châu Á - nơi thường để sẵn bàn chải và kem đánh răng, lược, dây buộc tóc chất lượng cao. Cô thường dùng mũ tắm và dây thun buộc tóc để gói ghém một số thiết bị điện tử của mình như dây sạc, pin dự phòng.
"Tôi thậm chí tái sử dụng những tuýp kem đánh răng và bàn chải từ khách sạn để làm sạch giày sau các chuyến đi bộ đường dài", cô kể.
3. Tái sử dụng hộp đựng thức ăn
Sau khi mua đồ ăn mang đi, Joy thường giữ lại những chiếc hộp đựng. Cô nhận thấy những hộp này có mẫu mã và chất lượng tốt hơn cả loại cũ mà mẹ cô hay dùng để cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh trước đây.
Thay vì vứt bỏ hộp đồ ăn, cô dùng chúng để cất những món đồ linh tinh. Chúng có nhiều kích cỡ và khá chắc chắn. Cô cho rằng tái sử dụng chúng có ý nghĩa bảo vệ môi trường hơn so với vứt đi sau một lần dùng.
4. Dùng mỹ phẩm đến giọt cuối cùng
"Tôi không xấu hổ khi nói rằng mình sẽ bóp ống kem đánh răng cho đến khi không nặn ra được chút nào nữa. Tôi cũng làm tương tự với các sản phẩm làm đẹp và vệ sinh cá nhân, đặc biệt là mỹ phẩm dưỡng da", cô nói.
Joy thừa nhận một số người sẽ coi hành động của cô là quá tiết kiệm. Tuy nhiên, mọi thứ xuất phát từ việc cô lớn lên với bệnh chàm, một bệnh về da đã khiến cô tiêu tốn hàng chục nghìn USD cho thuốc men và kem dưỡng da chuyên dụng.
5. Luôn xem giá trên thực đơn trước khi chọn món
Joy tự hào khi đã đạt tới một mức độ thoải mái trong vấn đề tài chính. Nhưng dù giàu có đến bao nhiêu, cô nghĩ rằng mỗi khi đi ăn ngoài, cô sẽ luôn đọc giá món ăn trên menu trước khi đưa ra lựa chọn món ăn.
Thực hành tiết kiệm với Joy là cách để cô trân trọng giá trị cuộc sống hơn. |
"Tôi nhận thấy nhiều nhà hàng có chiến lược đặt các món giá cao ở đầu menu để thu hút sự chú ý của thực khách. Vì vậy, tôi thường đọc từ cuối lên và có thể phát hiện những lựa chọn hợp lý trước".
6. Bảo quản túi mua sắm chất lượng cao
Từ nhỏ, Joy đã nhìn thấy mẹ mình dành dụm từng chiếc túi, dù chỉ là túi bóng mỏng tang, để đựng rác hay đồ ăn thừa. Nữ triệu phú học theo và cô có một "bộ sưu tập" túi đựng đồ mua sắm bên dưới bồn rửa bát.
Với những chiếc túi xịn hơn từ các lần mua sắm, Joy có thể dùng để đựng đồ ăn nhẹ, bữa ăn trưa. Cô thường thủ sẵn vài ba chiếc túi như vậy trong hành lý du lịch, để có thể dùng một cách tiện lợi mà nếu có phải vứt đi cũng không tiếc.
7. Mặc áo phông miễn phí đến phòng tập
Vì Joy thường xuyên tham gia các hội nghị hay sự kiện hàng năm, cô được tặng khá nhiều áo phông trong những dịp này. Cô sẽ mặc những chiếc áo đó đến phòng tập yoga hay thể hình, thay vì bỏ tiền mua những bộ đồ tập hàng hiệu đắt đỏ.
"Tôi cũng đã mất quá nhiều chai nước khi đi tập nên cũng không mua chai đắt tiền. Thay vào đó, tôi dùng những chai có trong các set quà tặng".
Nữ triệu phú nói rằng dù kiếm được thêm bao nhiêu tiền, cô cũng sẽ không thay đổi thói quen tiết kiệm của mình. |
Joy nói rằng những thói quen tiết kiệm có vẻ ngớ ngẩn này giúp cô bớt cảm thấy tội lỗi khi chi số tiền lớn vào các trải nghiệm khác, điều mà có thể không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện. Ví dụ cô sẽ thoải mái tiêu tiền cho các sự kiện quan trọng như concert của idol K-Pop, xem hài kịch trực tiếp hay mua hàng từ các doanh nghiệp địa phương, dù chúng đắt hơn một chút.
Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội
Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.