![]() |
1. "Cố gắng hơn nữa": Thay vì khuyến khích, câu nói này có thể phản tác dụng, khiến trẻ nản lòng và bỏ cuộc. Khi con đã cố gắng hết mình, việc nghe "cố gắng hơn nữa" có thể khiến con cảm thấy những nỗ lực của mình là không đủ. Điều này tạo áp lực không cần thiết và có thể dẫn đến cảm giác thất bại, đặc biệt khi kết quả không như mong đợi. Thay vì chỉ tập trung vào việc "cố gắng hơn nữa", cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân con gặp khó khăn và cùng nhau tìm ra giải pháp. Điều này giúp trẻ học hỏi và phát triển, thay vì chỉ cảm thấy áp lực phải cố gắng. Ảnh: Pexels. |
![]() |
2. "Mọi thứ xảy ra đều có lý do": Trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ, có thể chưa đủ khả năng nhận thức để hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói này. Con có thể hiểu theo nghĩa đen và tự hỏi "Tại sao lại có lý do này? Lý do là gì?". Nếu bạn không thể giải thích thỏa đáng, trẻ sẽ cảm thấy bối rối. Trong một số trường hợp, con có thể cảm thấy cuộc sống thật bất công khi nghe câu này. Nó có thể khiến con cảm thấy cha mẹ đang đổ lỗi cho con hoặc cho rằng con phải chịu trách nhiệm cho những điều không may xảy ra. Ảnh: Pexels. |
![]() |
3. "Đừng có ỉ ôi, quên chuyện đó đi": Câu nói này cho thấy cha mẹ không coi trọng cảm xúc, trải nghiệm của con và cho rằng con đang làm quá lên. Điều đó rất tệ đối với một đứa trẻ đang thất vọng, chán nản hoặc cảm thấy mình chưa đạt được thành tích. Nó không giúp giải quyết vấn đề hay xoa dịu cảm xúc của trẻ, ngược lại còn khiến con cảm thấy tồi tệ hơn. Ảnh: Pexels. |
![]() |
4. "Con nên vui cho họ chứ": Câu nói này không phải lúc nào cũng là lời động viên phù hợp, đặc biệt khi trẻ đang trải qua cảm xúc tiêu cực như thất vọng, buồn bã hoặc tức giận. Con có thể cảm thấy không được công nhận và tôn trọng, ngầm hiểu rằng cảm xúc của mình không đúng hoặc không nên có. Điều này khiến trẻ cảm thấy bối rối, tội lỗi vì đã có những cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, cha mẹ hãy thể hiện sự đồng cảm với con, dạy trẻ cách chấp nhận và xử lý cảm xúc tiêu cực. Ảnh: Pexels. |
![]() |
5. "Vẫn còn may chán, mọi thứ thậm chí có thể tệ hơn": Về lý thuyết, mọi thứ luôn có thể tồi tệ hơn. Nhưng nói ra điều này trong khi con đang chia sẻ khó khăn không khác gì phủ nhận trải nghiệm của con. Thay vì đồng cảm, câu nói này lại tập trung vào một khía cạnh khác, đó là so sánh với những điều tồi tệ hơn, khiến trẻ cảm thấy cảm xúc của chúng không đáng được quan tâm. Nó cũng không cung cấp cho trẻ bất kỳ giải pháp hoặc lời khuyên nào, dù đây là lúc trẻ cần nhất. Ảnh: Pexels. |
![]() |
6. "Nhìn con nhà người ta đi": Nhiều cha mẹ thường dùng phép so sánh với mục đích tốt là muốn động viên con nỗ lực học hỏi người khác. Nhưng câu nói này lợi bất cập hại. Việc so sánh có thể khiến bé cảm giác bố mẹ châm biếm điểm yếu của mình, chê cười sự thiếu sót của bé và thông thường thành tích của con không được cải thiện sau những lời này. Ảnh: Pexels. |
![]() |
7. "Con phải là đứa trẻ giỏi nhất": Rất nhiều bậc cha mẹ đầu tư tất cả hy vọng và ước mơ của họ vào con. Khuyến khích trẻ là ý tưởng hay, nhưng gây áp lực con phải hoàn thành mục tiêu lại không hề tốt. Khi cha mẹ liên tục nhắc nhở con phải là "giỏi nhất", trẻ cảm thấy như mình đang phải gánh một trọng trách quá lớn, phải luôn cố gắng để đạt được thành tích cao nhất. Áp lực này có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãi thất bại và mất đi niềm vui trong học tập, vui chơi. Ảnh: Freepik. |
![]() |
8. "Đừng sợ hãi": Nhiều cha mẹ muốn con hết cảm thấy sợ hãi, nhưng lại trấn an bằng cách "ép" không trải nghiệm cảm giác đó. Bạn phải nhớ rằng sợ hãi là cảm xúc bản năng cảnh báo chúng ta về nguy hiểm. Trẻ em có thể học cách kiểm soát nó theo thời gian, song đó không phải thứ chúng có thể dừng lại chỉ bởi một yêu cầu. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.