Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 câu nói tưởng vô hại nhưng thực tế đừng nói với trẻ

Theo HuffPost, một số câu nói mà cha mẹ thường xuyên sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ em.

cau khong noi voi tre anh 1

1. "Con tự làm đi, mẹ không giúp đâu": Khuyến khích trẻ tự làm mọi việc là điều tốt, nhưng cụm từ này có thể gây nản lòng và khiến trẻ không tìm đến cha mẹ trong tương lai. Thay vào đó, cha mẹ có thể nói "Con thử làm trước đi, nếu không được, chúng ta cùng tìm cách". Điều này cho trẻ thấy cha mẹ tin tưởng vào khả năng của chúng nhưng vẫn sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Ảnh: Pexels.

cau khong noi voi tre anh 2

2. "Làm tốt lắm": Nhiều người trong chúng ta lớn lên bằng cách điều chỉnh hành vi để nhận được sự khen ngợi từ người lớn. Nhưng lời khen chung chung như "Giỏi lắm", "Làm tốt lắm" không đủ cụ thể để trẻ hiểu về những gì mình đang làm tốt. Vì vậy, cha mẹ hãy dành những lời khen thật sự xứng đáng và càng cụ thể càng tốt. Bạn hãy tập trung vào hành động và nỗ lực của trẻ. Ảnh: Pexels.

cau khong noi voi tre anh 3

3. "Con phải ngoan": Câu nói "Con phải ngoan" thường được sử dụng để yêu cầu trẻ cư xử đúng mực trong một tình huống nào đó, ví dụ như khi đến nhà người khác. Tuy nhiên, tương tự như trên, câu nói này quá chung chung và không rõ ràng. Trẻ em có thể không hiểu rõ "ngoan" trong trường hợp đó là như thế nào. Vì vậy, cha mẹ nên đưa ra yêu cầu cụ thể và rõ ràng hơn. Ví dụ, "Con cần phải ở bên cạnh mẹ và chỉ được chạm vào những đồ ăn mà chúng ta đã mua". Ảnh: Pexels.

cau khong noi voi tre anh 4

4. "Bình tĩnh nào": Câu nói này thường không có tác dụng khi trẻ đang cảm thấy tức giận hoặc buồn bã. Trẻ em không thể bình tĩnh lại chỉ đơn giản bằng cách được yêu cầu làm như vậy. Chúng cần hiểu rằng cảm xúc mạnh mẽ là bình thường và cha mẹ nên dạy con cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Ảnh: Freepik.

cau khong noi voi tre anh 5

5. "Con ổn mà": Khi con bị thương và bật khóc, bản năng của bạn là trấn an trẻ không bị tổn thương nặng. Tuy nhiên, việc nói "Con ổn mà" chỉ làm trẻ cảm thấy tồi tệ hơn vì thực tế chúng cảm thấy không an toàn. Bên cạnh đó, câu nói này dường như đang phủ nhận cảm xúc của trẻ, khiến con cảm thấy bị gạt bỏ, cho rằng cảm xúc của mình không quan trọng. Vì vậy, bạn hãy ôm con và thừa nhận những gì đang xảy ra, giải thích mọi chuyện sẽ trôi qua nếu trẻ làm theo lời bạn. Ảnh: Pexels.

cau khong noi voi tre anh 6

6. "Sao con không nói với bố/mẹ sớm hơn": Câu nói này có thể khiến trẻ cảm thấy bị trừng phạt vì đã không chia sẻ vấn đề sớm hơn. Dần dần, con sẽ ngại chia sẻ những vấn đề khó khăn hơn với cha mẹ. Do đó, thay vì trách mắng, cha mẹ nên tập trung vào cảm xúc của trẻ và bày tỏ sự ủng hộ khi con chia sẻ. Ảnh: Freepik.

cau khong noi voi tre anh 7

7. "Chúng ta không đủ tiền mua nó": Đây là câu trả lời quen thuộc của phụ huynh khi trẻ muốn mua đồ chơi, nhưng câu nói này dễ khiến trẻ lầm tưởng tài chính gia đình đang gặp vấn đề. Từ đó, trẻ sẽ thấy sợ hãi, lo lắng. Thay vì nói "Không đủ tiền", bạn có thể nói "Chúng ta không mua món đồ đó vì đang tiết kiệm cho những thứ quan trọng hơn". Nếu con tiếp tục hỏi, đây chính là cơ hội để bạn bắt đầu thảo luận với con về cách lập ngân sách và quản lý tiền bạc. Ảnh: Freepik.

cau khong noi voi tre anh 8

8. "Đó có phải là một lựa chọn tốt không?": Cha mẹ muốn trẻ em suy ngẫm về hành vi của mình, nhưng cụm từ này gửi một thông điệp gián tiếp đến trẻ rằng chúng đang chọn sai. Thay vào đó, cha mẹ hãy đặt những câu hỏi sẽ giúp trẻ tự đưa ra các giải pháp khả thi và khẳng định rằng bản chất con luôn tốt ngay cả khi chúng có thể vô tình mắc lỗi. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Khen ngợi 9 điều này để con tự tin và thành công hơn

Theo Hack Spirit, bằng cách tập trung vào những nỗ lực, độc lập và phẩm chất tốt đẹp của trẻ, cha mẹ đang giúp con xây dựng lòng tự trọng, trở thành những người tự tin và thành công.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm