![]() |
1. Con bạn cảm thấy tồi tệ theo cách không cần thiết: Cha mẹ thường phải đưa ra những yêu cầu mà trẻ em không muốn tuân thủ, chẳng hạn như giờ đi ngủ, dọn dẹp nhà cửa, hạn chế thời gian chơi để tập trung học tập. Việc liên tục khiến trẻ cảm thấy tồi tệ, căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Do đó, thay vì áp đặt một cách cứng nhắc, cha mẹ nên cân nhắc cách thức truyền đạt yêu cầu một cách nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu sự khó chịu cho trẻ. |
![]() |
2. Giọng điệu của bạn gay gắt không cần thiết: Đôi khi, cha mẹ có thể la hét với con cái khi chúng làm điều gì đó không đúng, nhưng điều này có thể quá khắc nghiệt và không cần thiết. Ví dụ, hét lên về việc con không dọn đồ chơi không phải do cấp bách mà vì bạn đang mệt mỏi và mất kiên nhẫn. Nếu bạn không chắc mình đã vượt quá giới hạn hay chưa, hãy xem phản ứng của con. Nếu chúng tỏ ra sốc hoặc không biết phải phản ứng thế nào, đó là dấu hiệu cho thấy hành vi của cha mẹ đang cực đoan. Lời khuyên là khi cần con làm điều gì, bạn hãy cúi xuống nhìn thẳng vào mắt con và nói nhẹ nhàng, nghiêm túc. |
![]() |
3. Bạn đối xử thô bạo với con: Đối xử thô bạo không chỉ là việc đánh đòn, mà còn bao gồm những hành động gây tổn thương khác. Ví dụ, giật mạnh tay trẻ để kéo chúng ra khỏi một tình huống nguy hiểm có thể chấp nhận được, nhưng việc giật mạnh con khi chúng đang chậm chạp ra khỏi hồ bơi, hay giật đồ ăn, đồ chơi có thể gây sợ hãi. Thực tế, việc sử dụng bạo lực thể chất có thể giải quyết tạm thời các vấn đề hành vi nhưng không giúp trẻ em học được sự đồng cảm. Nó có thể khiến trẻ em cảm thấy sợ hãi và mất đi cảm giác an toàn, đặc biệt là với chính cha mẹ của mình. |
![]() |
4. Bạn không coi trọng ý kiến của con: Bạn có bao giờ tự quyết định việc chọn trường, chọn lớp học thêm, cho rằng mình biết điều gì là tốt nhất cho con thay vì hỏi ý kiến trẻ? Hay nếu con có sở thích khác với bạn, chẳng hạn như thích chơi game thay vì đọc sách, bạn sẽ ngay lập tức phủ nhận và bắt con làm theo ý mình? Việc cha mẹ không tôn trọng ý kiến của con sẽ khiến mối quan hệ gia đình trở nên căng thẳng, thiếu tin tưởng. Con cái có thể trở nên nổi loạn, chống đối hoặc rút lui vào vỏ bọc của mình. Khi luôn bị áp đặt và không được lắng nghe, chúng sẽ cảm thấy mình không có giá trị và không được tôn trọng, dẫn đến việc thiếu tự tin vào bản thân. |
![]() |
5. Bạn tập trung vào lỗi sai của con: Tất cả chúng ta đều muốn con tránh mắc phải những sai lầm nên thường nhắc đi nhắc lại lỗi sai với mục đích để con nhớ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng chỉ tập trung vào những lỗi lầm mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp khác của trẻ. Khi chỉ tập trung vào lỗi lầm, trẻ em có thể hình thành những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, cho rằng mình không đủ tốt, không thể làm gì đúng. Dần dần, chúng trở nên sợ hãi thất bại và tránh những thử thách mới. |
![]() |
6. Bạn đặt ra quá nhiều quy tắc: Việc thiết lập và duy trì các giới hạn là quan trọng cho sự an toàn, sức khỏe và các mối quan hệ của trẻ. Tuy nhiên, khi có quá nhiều quy tắc và thực hiện một cách cứng nhắc, nó thể phản tác dụng, khiến trẻ cảm thấy bị bó buộc, căng thẳng và khó chịu. Trẻ có thể trở nên chống đối, hiếu động thái quá và hung hăng. Ngoài ra, con có thể trở nên lo lắng, dễ thay đổi tâm trạng khi mọi việc không diễn ra theo ý muốn. Do đó, các quy tắc nên được giữ ở mức tối thiểu và nên tập trung vào thái độ chung hoặc cách sống hơn là các vi phạm cá nhân. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.