1. Bổ sung dưỡng chất
Theo Boldsky, axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, bạn cần phải bổ sung khoảng 1.000 mcg axit folic hàng ngày bằng các thực phẩm như các loại rau xanh, chuối, cam…
Ngoài ra, thai phụ cần bổ sung protein. Đây là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của em bé trong bụng. Các thực phẩm giàu protein như sữa, các sản phẩm từ sữa, đầu nành, cá, thịt…
Bạn cũng cần bôt sung thêm axit béo omega-3 trong thai kỳ vì chúng giúp hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời giảm nồng độ cholesterol và duy trì huyết áp bình thường. Các loại thực phẩm giàu omega-3 như các loại hạt, cá hồi, hạt lanh…
2. Rửa sạch trái cây trước khi ăn
Trước khi ăn bất kỳ trái cây nào, hãy đảm bảo rằng chúng được rửa và khử trùng sạch sẽ. Điều đó có thể loại bỏ các loại thuốc trừ sâu có trong hoa quả. Nếu không chúng sẽ gây hại cho bạn và thai nhi.
3. Nấu chín thức ăn
Các loại thực phẩm như thịt và trứng có thể gây nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn cần chiên hoặc luộc trứng đúng cách, nấu thịt thật kỹ trước khi ăn.
4. Kiểm tra tuyến giáp
Khi mang thai, bạn cần kiểm tra hoạt động của tuyến giáp. Tuyến giáp kém sẽ làm mất hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi.
5. Tiêm chủng
Bạn cần phải tiêm vắc xin để bảo vệ em bé và bản thân khỏi bị nhiễm trùng trong thai kỳ. Chúng sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra, bạn nên hỏi bác sĩ về chế độ tiêm phòng. Đây là một trong những điều quan trọng cần làm để thai nhi luôn khỏe mạnh.
6. Thực phẩm cần tránh
Tránh các thực phẩm chứa chất béo bão hòa vì chúng làm tăng mức độ cholesterol, gây hại cho bạn và sức khỏe của bé. Các thực phẩm đóng gói, nhiều dầu và thực phẩm chế biến cũng không nên có trong thực đơn hàng ngày của bà bầu.
Các loại hoa quả như đu đủ và dứa không tốt cho phụ nữ mang thai và có thể gây sảy thai.
7. Bổ sung vitamin trước khi sinh
Thai phụ nên hỏi bác sĩ về những loại vitamin giúp thai nhi phát triển bình thường. Bạn cần bổ sung chúng hàng ngày để ngăn chặn bất kỳ rủi ro trong thai kỳ.
8. Uống nhiều nước
Trong thai kỳ, bạn cần bổ sung nước và các loại nước ép trái cây. Điều đó giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giữ cho bạn và em bé khỏe mạnh. Nước cũng giúp cho thai phụ không bị táo bón, máu tuần hoàn tốt cho cả mẹ và con.
Ăn nhiều để con thông minh: Sự ngộ nhận của bà bầu
Nhiều bà mẹ khi mang thai thường ăn nhiều trứng ngỗng, bồi bổ hơn nhu cầu của cơ thể với hy vọng sẽ cải thiện trí thông minh cho con. Liệu hành động này có tốt cho thai nhi?
Làm gì khi mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ?
Tiểu đường là vấn đề lớn đối với phụ nữ đang mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và luôn khỏe mạnh.
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này
Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, có ít nhất 70 chất đã được chứng minh là gây ung thư như benzene, formaldehyde và nitrosamine.