Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 lỗi trong phim 'Tinh Võ môn' của Lý Tiểu Long

Là tác phẩm thứ 2 sau khi trở về Hong Kong phát triển sự nghiệp điện ảnh, "Tinh Võ môn" (Fist of Fury, The Chinese Connection) đã đưa tên tuổi Lý Tiểu Long lên đỉnh cao.

Công chiếu ngày 22/3/1972, phim kể về Trần Chân do Lý Tiểu Long thủ vai, đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp - một nhân vật nổi tiếng của võ thuật Trung Hoa, người sáng lập ra Tinh Võ môn. Được tin sư phụ mất, anh lập tức trở về thọ tang. Thấy có nhiều ẩn khúc trong cái chết bí ẩn của người thầy, Trần Chân quyết tâm điều tra một mình, phát hiện ra chính những người trong võ quán Nhật đã ra tay dưới sự giúp đỡ của một số tên phản bội trà trộn trong Tinh Võ môn, lần lượt bọn chúng phải trả giá. Để cho yên chuyện, cảnh sát Thượng Hải yêu cầu Trần Chân phải thí mạng.

Hình ảnh kết ấn tượng của phim Tinh Võ môn.

Tinh Võ môn là bộ phim đầu tiên Lý Tiểu Long giới thiệu vũ khí song tiết côn (côn nhị khúc), và cũng là lần duy nhất Lý Tiểu Long bị chết trên màn ảnh. Nhân vật Trần Chân sau này được tái hiện trong nhiều tác phẩm khác, nổi bật có Lý Liên Kiệt (phim điện ảnh Tinh Võ anh hùng, 1994)  và Chung Tử Đơn (phim truyền hình Tinh Võ môn - 1995 và phim điện ảnh Tinh Võ phong vân - 2010).

Không có ý "vặt lá tìm sâu" nhưng do quá yêu thích Tinh Võ môn nên nhiều khán giả đã xem đi xem lại, phát hiện ra 8 lỗi rắc-co (raccord) trong tác phẩm này.

Cảnh Trần Chân về thọ tang sư phụ, sự muội Lệ Nhi (Miêu Khả Tú đóng) cố thuyết phục nhưng anh vẫn không chịu ăn uống. Chiếc áo của Trần Chân lúc cài nút, lúc không cài nút.
Trần Chân mang tấm bảng có dòng chữ miệt thị "Đông á bệnh phu" trả lại cho người Nhật. Vị trí tay trái cầm tấm bảng khác nhau giữa 2 cảnh quay.
Sau đó Trần Chân khoanh tay hiên ngang đòi "thưởng thức mùi vị" của võ thuật Nhật. Cách khoanh tay của anh khác nhau trong cùng một cảnh quay.
Trở lại võ quán Nhật, Trần Chân đánh nhau với võ sư Yoshida. Chú ý khoảng cách của những chiếc gối ngồi trong 2 điểm khoanh tròn so với cây cột phía sau.
Cũng trong cảnh tại võ quán Nhật, lúc bắt đầu giao đấu với Yoshida, dưới cây cột bên phải có một xác người. Thế nhưng Trần Chân khi hạ gục đối thủ, xác người biến mất.
Trong cảnh giao đấu với gã trùm người Nga Petrov, tư thế nằm của tên tùy tùng người Nhật bị Trần Chân đánh chết khác nhau ở 2 cảnh quay.
Tên thủ lĩnh võ quán Nhật Susuki bị Trần Chân tung cú đá bay từ trong nhà ra sân, lúc rơi xuống đất không có ai, nhưng sau đó lại thấy có một xác người xuất hiện bên cạnh.
Lần thứ 2 nhân vật Trần Chân sai rắc-co về chiếc áo.

Anh Dương

Bạn có thể quan tâm