Hãy cẩn thận với những nguyên liệu bạn cho vào cốc sinh tố vì chúng có thể khiến sinh tố không còn là thức uống lành mạnh. Ảnh: Shutterstock. |
Eat This Not That đã tổng hợp danh sách thành phần sinh tố không tốt cho sức khỏe cần tránh.
Bạn nên tránh xa các loại sữa chua có hương vị, đặc biệt là loại được gắn mác không chứa chất béo hoặc chứa ít chất béo. Ảnh: Shutterstock. |
Sữa chua có hương vị không béo hoặc ít béo
Món sinh tố có thể nhanh chóng biến thành một quả bom đường nếu bạn chọn nhầm sữa chua. Hầu hết sữa chua có vị đều được thêm đường. Thậm chí, sữa chua được quảng cáo là "không béo" hoặc "ít béo" còn chứa nhiều đường hơn để bù vào lượng chất béo thiếu hụt.
Nếu sinh tố đã có đường từ trái cây, sữa và bơ hạt, bạn nên chọn các loại sữa chua ít đường, giàu protein để thêm vào.
Trái cây đóng hộp
Trái cây đóng hộp là lựa chọn rẻ hơn và tiện lợi khi bạn muốn thêm vào sinh tố. Tuy nhiên, hầu hết trái cây đóng hộp được đóng gói trong siro, điều này làm tăng lượng đường tổng thể của sinh tố.
Nếu không muốn thêm quá nhiều đường vào sinh tố, bạn nên dùng trái cây tươi. Trái cây đông lạnh thậm chí còn là lựa chọn tốt hơn vì nó giữ được giá trị dinh dưỡng, không bị hỏng nhanh và tạo thêm kết cấu cho món sinh tố.
Mứt chocolate hạt phỉ
Hạt phỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh. Chocolate cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chất chống oxy hóa trong cacao.
Vì vậy, mọi người thường mặc định mứt chứa chocolate và hạt phỉ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi cho chúng vào sinh tố, bạn cần xem xét các thành phần khác.
Trong trường hợp bạn đang cố gắng giảm cân hoặc bác sĩ khuyên bạn giảm lượng đường và chất béo, bạn không nên thêm Nutella. Nutella sẽ làm tăng khoảng 4,6 gram hàm lượng chất béo, 1,6 gram chất béo bão hòa và 8,4 gram đường trong sinh tố.
Chất tạo ngọt
Thay vì chọn đường trắng, một số người đã dùng những thành phần tự nhiên hơn như mật ong hoặc siro cây phong.
Tuy nhiên, những chất làm ngọt tự nhiên này dù ít được chế biến hơn, chúng vẫn bổ sung rất nhiều đường vào đồ uống. Chẳng hạn một thìa mật ong chứa tới 17 gram đường. Một muỗng siro cây phong cũng chứa đến 12 gram đường.
Sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên như siro, mật ong không khiến sinh tố của bạn lành mạnh hơn. Ảnh: Shutterstock. |
Nước ép trái cây có đường
Tương tự như sữa chua có vị, nước ép trái cây sẽ làm tăng lượng đường của ly sinh tố. Nước ép trái cây bán sẵn chỉ chứa nước, đường và nước trái cây cô đặc. Do đó, chúng thực sự không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Đồ uống có cồn
Sự kết hợp giữa rượu và các thành phần khác của sinh tố làm tăng thêm lượng calo và đường bạn tiêu thụ.
Không chỉ vậy, một nghiên cứu trên Nature communications còn chỉ ra việc uống rượu bia có thể khiến não nghĩ rằng cơ thể cần thức ăn. Điều này giải thích cho cảm giác đói và thèm ăn khi uống quá nhiều rượu bia.
Quá nhiều chất béo
Quả bơ chứa chất béo không bão hòa đơn lành mạnh và nó được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như cholesterol. Tuy nhiên, một quả bơ có 22 gram chất béo, đây là mức chất béo cao đối với một nguyên liệu làm sinh tố.
Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho biết quá nhiều chất béo, kể cả chất béo tốt, đều có thể dẫn đến tăng cân.
Cho một muỗng dầu dừa vào sinh tố có thể giúp tăng năng lượng, cải thiện sức khỏe răng miệng, góp phần giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, dầu dừa vẫn là một nguồn chất béo bão hòa. Một báo cáo được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy so với nhiều loại dầu khác, dầu dừa có thể làm tăng mức cholesterol LDL cao hơn.
Kem
Một số người muốn cho món kem yêu thích vào để làm món sinh tố thêm ngọt ngào và béo ngậy. Nếu bạn làm thế, cốc sinh tố sẽ biến thành một món sữa lắc tráng miệng.
Thay vì kem, hãy dùng một loại sữa chua ít đường, giàu protein. Mẹo này sẽ giúp bạn giữ được kết cấu của sinh tố mà không làm mất chất dinh dưỡng của đồ uống.
Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.