Nếu cảm thấy khó ngủ, dễ bị thức giấc giữa đêm, có thể, bạn đang mắc phải một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim, trào ngược axit, tiểu không tự chủ hay dị ứng.
Tiểu không tự chủ: Theo Reader's Digest, tiểu đêm hay đi tiểu thường xuyên có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn vì bạn phải thường xuyên thức dậy vào ban đêm và sẽ khó ngủ lại nhanh. Để giảm đi tiểu đêm và kiểm soát bàng quang, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày, bao gồm giảm lượng caffeine tiêu thụ. Nguyên nhân là caffeine kích thích chức năng bàng quang và cũng là chất lợi tiểu.
Bệnh tim: Bệnh động mạch vành và các vấn đề về tim mạch thường cản trở giấc ngủ. Trên thực tế, 44% người mắc bệnh tim gặp khó khăn với giấc ngủ. Nguyên nhân là vào ban ngày, chất lỏng tự nhiên làm sưng chân, sau đó, khi bạn nằm thẳng vào ban đêm, chất lỏng phân phối lại. Tuy nhiên, nếu trái tim không hoạt động tốt, những chất lỏng này có thể bị mắc kẹt ở tim và phổi. Lúc này, ngồi dậy sẽ giúp cơ thể phân phối chất lỏng tốt hơn, nhưng lại khiến bạn mất ngủ.
Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức kích thích chức năng trao đổi chất của cơ thể tăng tốc, khiến bạn bồn chồn và tràn đầy năng lượng. Vào ban đêm, năng lượng tăng thêm có thể cản trở khả năng thư giãn của cơ thể và gây khó ngủ.
Viêm khớp: Theo Tổ chức Viêm khớp thế giới, có tới 80% người bị viêm khớp gặp khó khăn khi ngủ. Tình trạng này gây ra phản ứng viêm, đau của cơ thể, dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ.
Dị ứng: Các chất gây dị ứng trong không khí làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất chất histamine, gây nghẹt mũi và chảy nước mũi. Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Trào ngược axit: Theo Tổ chức Giấc ngủ quốc gia Mỹ, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay GERD, là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ cho những người ở độ tuổi 45-64. Ở những người bị GERD, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng, có thể gây ho và nghẹt thở khi bạn nằm xuống.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngáy to mạn tính, thường đi kèm với thở hổn hển hoặc khịt mũi, là dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Khi bạn ngủ thiếp đi, các cơ trong cổ họng được thư giãn. Ở những người bị OSA, cơ bắp này thư giãn quá nhiều khiến đường thở bị tắc nghẽn, buộc họ phải thức giấc trong thời gian ngắn, hít thở và điều chỉnh lại.
Hội chứng chân không yên: Nếu bạn cảm thấy nhức nhối, nóng rát hoặc đau nhói ở chân vào ban đêm, đó có thể là hội chứng chân không yên (RLS). Một số bệnh nhân mô tả cảm giác như có thứ gì đó đang bò xung quanh hoặc nước đang chảy bên trong cơ bắp của chân. Những người bị RLS có sự thôi thúc gần như không thể cưỡng lại để di chuyển chân của họ làm giảm cảm giác khó chịu. Đó là lý do nó thường cản trở giấc ngủ của bạn.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe con người. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, hãy tiêu thụ một số đồ uống dưới đây.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, một số thực phẩm phổ biến như trái cây có múi, đồ ăn cay, chocolate... có thể tác động tiêu cực đến cơ thể, làm trầm trọng hơn tình trạng này.
Cảm cúm là tình trạng thường gặp ở những người có thể trạng yếu và chủ quan với sức khỏe của mình. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường như hiện nay.