Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

80% bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam có tình trạng nhẹ, không triệu chứng

Theo ông Lương Ngọc Khuê, với từng nhóm bệnh nhân, các cơ sở điều trị phải có phương án ứng xử phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho người mắc Covid-19, tránh để diễn biến xấu.

Ngày 2/6, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp bàn về bổ sung và chi tiết hóa Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị bệnh Covid-19 trong tình hình mới, đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân ở các mức độ khác nhau.

Đồng thời, Hội đồng chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế đã tư vấn về phòng và kiểm soát lây nhiễm tuyến cho bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Sơn La và Điện Biên.

Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cho biết 80% bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam ở tình trạng nhẹ, không triệu chứng. 20% còn lại là những người tiên lượng nặng. Trong đó, 5% bệnh nhân rất nặng, phải thở máy, ECMO.

Theo ông Khuê, nhóm triệu chứng nhẹ quan trọng nhất là thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn và nâng cao thể trạng. Với những ca tiên lượng nặng, thầy thuốc phải tập trung điều trị, theo dõi sát, tránh để sức khỏe của họ chuyển biến xấu.

“Các bệnh viện phải chủ động, có chiến lược điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm chéo và theo sát tình hình bệnh nhân nặng”, ông Khuê nhấn mạnh.

Trong buổi làm việc, người đứng đầu Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cũng phê bình một số tỉnh thiếu chủ động, không thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, có bệnh nhân Covid-19 là đề nghị chuyển xuống Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ông Khuê cho hay với bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng, các bệnh viện phải chủ động xin ý kiến hội chẩn chuyên gia. Bộ Y tế luôn sẵn sàng cử chuyên gia về tận nơi hỗ trợ.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, khâu tổ chức điều trị cho người bệnh là quan trọng nhất. Khi không rõ phương hướng 4 tại chỗ, các bệnh viện sẽ lúng túng trong điều trị người bệnh.

Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, tuy nhiên, việc điều trị luôn phải được cá thể hóa trên mỗi ca bệnh. Bởi từng ca có triệu chứng lâm sàng khác nhau, có người còn đi kèm bệnh lý khác. Việc thực hiện 4 tại chỗ giúp các bệnh viện có đủ 3 vùng chăm sóc người bệnh nhẹ, không triệu chứng; bệnh nhân vừa; bệnh nhân nặng, rất nặng.

Dự kiến, Hội đồng chuyên môn xem xét và bổ sung một số nội dung nhằm đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. Cũng trong ngày 2/6, Hội đồng chuyên môn đã tư vấn về phòng và kiểm soát lây nhiễm tuyến cho bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Sơn La, Điện Biên.

Việt Nam sẽ nhận 20 triệu liều vaccine Sputnik V từ Nga trong năm nay

Nga cũng đồng ý chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể sản xuất Sputnik V tại Việt Nam với công suất 5 triệu liều/tháng.

Gia đình có trẻ nhỏ, tôi phải mang gì khi đi cách ly tập trung?

Ngoài việc tuân thủ 5K, khuyến cáo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, UNICEF đưa ra một số lời khuyên về vật dụng cần chuẩn bị khi đi cách ly tập trung.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan - Lê Hà

Bạn có thể quan tâm