Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

88% nhân sự Việt muốn làm việc 4 ngày/tuần

Trong khi nhiều nhân sự Việt Nam mong muốn làm việc 4 ngày/tuần, chỉ hơn 1/2 nhà tuyển dụng cho rằng phương án cắt giảm ngày làm việc có khả năng ứng dụng.

Người lao động Việt Nam mong muốn ứng tuyển vào công ty làm việc 4 ngày/tuần. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

Công ty tuyển dụng Robert Walters công bố báo cáo Làm việc 4 ngày/tuần có phải cách tăng năng suất và giữ chân nhân tài tại Châu Á?. Theo báo cáo, 89% nhân sự châu Á mong muốn thử mô hình làm việc này.

Trong khi đó, 66% lãnh đạo cảm thấy phương án trên khả thi. 25% trong số đó có kế hoạch triển khai tuần 4 ngày làm việc.

Tại Việt Nam, trong khi 88% người lao động mong muốn làm việc theo mô hình mới, chỉ 54% lãnh đạo tin tưởng rằng phương án này hiệu quả, có thể áp dụng.

Sẵn sàng từ bỏ mô hình hybrid để làm việc 4 ngày/tuần

Về lý do dẫn đến mong muốn cắt giảm số ngày làm việc trong tuần, 76% thể hiện nhu cầu hướng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong khi đó, 62% cho rằng mô hình 4 ngày làm việc/tuần có khả năng cải thiện năng suất.

35% muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cắt giảm chi phí đi lại. Việc di chuyển giữa nhà riêng và văn phòng bị cho là tốn chi phí, thời gian và đem đến cảm xúc tiêu cực.

Theo khảo sát Thông tin về tình trạng căng thẳng và mệt mỏi của người Việt Nam 2024 được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, 35% đáp viên trên 18 tuổi cho biết cảm thấy căng thẳng khi di chuyển đến chỗ làm mỗi ngày.

nhan su Viet Nam,  tuan lam 4 ngay,  lam 4 ngay/tuan,  giam gio lam,  tang luong,  don xin nghi lam anh 1

Nhân sự Việt mong muốn giảm số ngày làm việc trong tuần để cân bằng công việc và đời sống cá nhân. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

Về những lý do ngăn cản nhân sự Việt thử mô hình làm việc 4 ngày/tuần, 40% lo lắng khối lượng công việc không đổi, khó giải quyết và hoàn thành chỉ trong 4 ngày. 27% lại e ngại chi phí sinh hoạt tăng khi có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Từ phía các doanh nghiệp, 66% công ty tham gia khảo sát cho biết mong muốn cắt giảm số ngày làm việc trong tuần, song phải cân nhắc giữa sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân sự với trải nghiệm khách hàng.

Trong khi 88% lãnh đạo ủng hộ cho rằng phương án này góp phần cải thiện sức khỏe của đội ngũ nhân viên, 67% quản lý lại e dè triển khai mô hình mới vì khả năng gây ra trải nghiệm không tốt cho khách hàng khi họ không được nhân viên hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, 44% nhà tuyển dụng cho biết có kế hoạch cắt giảm số ngày làm việc trong 1-2 năm tới.

Ưu tiên của người Việt khi tìm việc

Mô hình làm việc 4 ngày/tuần với mức lương không đổi là điều kiện làm việc được nhân sự Việt Nam yêu thích nhất, vượt qua cả mô hình làm từ xa và cơ hội tăng lương. 94% người làm động cảm thấy hào hứng khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp cắt giảm ngày làm việc trong tuần.

Để làm việc theo phương án mới, 35% nhân sự Việt sẵn sàng bỏ qua sự kiện giao lưu tại công ty, 60% từ bỏ mô hình hybrid (kết hợp làm việc tại nhà và văn phòng) và 50% chấp nhận làm việc thêm 2 tiếng/ngày.

Tuy nhiên, chỉ 18% đồng ý với việc thương thảo về lương, thưởng.

nhan su Viet Nam,  tuan lam 4 ngay,  lam 4 ngay/tuan,  giam gio lam,  tang luong,  don xin nghi lam anh 2

Các doanh nghiệp áp dụng phúc lợi phi tài chính để thu hút ứng viên tài năng. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

Bên cạnh mô hình 4 ngày làm việc/tuần, nhiều phương án khác có thể được các công ty áp dụng nhằm thu hút nhân sự tài năng. Trong đó, khung giờ làm việc linh hoạt mỗi Thứ 6 là ưu tiên hàng đầu của các ứng viên.

Từ phía các doanh nghiệp, những phúc lợi phi tài chính được ứng dụng để chiêu mộ nhân tài bao gồm sáng kiến hỗ trợ sức khỏe tinh thần, chương trình phát triển và đào tạo.

“Đối với những người mong chờ tuần làm việc ngắn ngày hơn, tôi nghĩ rằng không có phương pháp nào phù hợp với tất cả. Chìa khoá nằm ở nhu cầu của công ty, nhân sự và đặc thù khách hàng”, ông Phúc Phạm, Giám đốc Robert Walters Việt Nam, chia sẻ.

Giới trẻ Singapore chán việc văn phòng

Không xem trọng lương cao, địa vị ổn định, người trẻ tại đảo quốc sư tử ưu tiên khởi nghiệp, làm tự do để theo đuổi cân bằng trong cuộc sống và cơ hội phát triển bản thân.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm