Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu nhiều người mắc phải

Tự ý di chuyển người gặp tai nạn, vỗ vào lưng người hóc dị vật, kéo lưỡi người ngất xỉu là những sai lầm khi sơ cứu khiến nạn nhân gặp nguy hiểm hơn.

Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 1
Khi bạn đang sốt, cảm giác nóng, run rẩy đồng nghĩa với nhiệt độ cơ thể tăng. Do vậy, ủ ấm khiến nhiệt độ cơ thể tăng trên 38 độ C, dễ gây biến chứng nguy hiểm. Khi bị sốt, bạn nên làm mát cơ thể để giảm nhiệt độ.

 

Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 2
Theo lý thuyết, người bị động kinh không thể tự cắn đứt lưỡi mình, chỉ cắn một chút, nhưng không gây ra tác hại lớn. Do vậy, bạn không nên đặt thứ gì đó vào miệng bệnh nhân. Cách tốt nhất là bạn nên đặt vật mềm như gối, chăn, khăn... dưới đầu họ, vì sẽ giúp họ tránh bị chấn động não.

 

Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 3
Khi da bị bỏng, nhiệt độ dư thừa sẽ đi sâu vào bên trong các mô cơ thể. Điều cần làm lúc này là ngâm khu vực bị bỏng trong nước lạnh khoảng 15 phút để giảm nhiệt độ.
Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 4
Nếu gặp tai nạn xảy ra trên đường, bạn không nên tự ý di chuyển người bị thương ra khỏi hiện trường, trừ trường hợp cực đoan như chiếc xe sắp cháy. Điều này khiến nạn nhân bị thương nặng hơn.

 

Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 5
Nếu bạn vỗ nhẹ lưng của người đang bị nghẹn, hóc, dị vật sẽ tiếp tục đi xuống khí quản, dễ gây nghẹt thở. Việc bạn cần làm là giúp họ bình tĩnh, nói với họ cần hít thở chậm 2 lần để giảm bớt nghẹn và ngăn dị vật chặn đường thở.
Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 6
Không nên để một người bất tỉnh nằm ngửa vì khi đó lưỡi của họ bị co rút và có thể chặn đường thở. Để đảm bảo điều này không xảy ra, bạn nên đặt họ nằm nghiêng hoặc quay đầu xuống dưới. Tuyệt đối không nên kéo dưỡi ra khỏi miệng. 

 

Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 7
Chảy máu động mạch thường rất mạnh, giống như vòi phun nước. Trong trường hợp này, bạn cần đặt miếng gạc lên miệng vết thương để ngăn máu phun ra quá nhiều. Nếu bị chảy máu tĩnh mạch, chỉ cần lau nhẹ nhàng.

 

Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 8
Khi đang tê cóng, việc chà xát có thể gây tổn hại đến các mao mạch, khiến tình hình tồi tệ hơn. Nước nóng là biện pháp cực đoan khi muốn làm ấm vùng tê cóng. Khi đó, bạn nên cố gắng làm ấm cơ thể từ từ, đặt bàn tay vào trong nước lạnh và tăng dần nhiệt độ nước.

 

Sai lam nguy hiem khi so cuu anh 9
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên cố gắng xem xét những hành động có thể khiến bạn bị tổn hại và chỉ nên giúp người bị thương khi chắc chắn điều đó sẽ không gây nguy hiểm cho chính mình. Trong trường hợp này, đầu tiên bạn cần tắt nguồn điện, hoặc sử dụng vật dụng bằng gỗ để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Phương Mai

Ảnh: Brightside

Bạn có thể quan tâm