Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM thực hiện khảo sát nhận thức và nhu cầu của cộng đồng về các hoạt động chia sẻ, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán.
Trong đó, 97,7% người tham gia khảo sát cho biết họ sẵn sàng làm việc tốt trong dịp này. 97,3% cho rằng “việc chia sẻ với người khó khăn là trách nhiệm chung của toàn xã hội và không phân biệt người giàu, người nghèo, miễn là có tấm lòng”.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng phòng Khoa học Xã hội - ĐH KHXH&NV nhận định, xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển; những giá trị truyền thống như tinh thần tập thể, truyền thống lá lành đùm lá rách, nếp sống quan tâm lẫn nhau... gặp phải những tác động mạnh mẽ của sự phát triển đô thị, lối sống công nghiệp và sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, cũng từ đây xuất hiện một trào lưu mới nhằm khôi phục những giá trị truyền thống tốt đẹp: trào lưu quan tâm hỗ trợ cộng đồng và gắn kết tương tác xã hội.
Nhiều nghệ sĩ Việt cũng chung tay giúp đỡ đồng bào khó khăn. |
Báo cáo World Giving Index 2016 (Chỉ số từ thiện thế giới - WGI) cho thấy chỉ số hảo tâm của Việt Nam là 59% (xếp hạng 64/140 quốc gia), so với năm 2015 là 31% (xếp hạng 79/145 quốc gia). Theo đó, nhiều người Việt để dành tiền làm từ thiện, dành nhiều thời gian hoạt động tình nguyện cũng như sẵn sàng giúp đỡ người lạ hơn.
Nói cách khác, người Việt không trở nên vô tâm chỉ vì thường xuyên cầm smartphone trên tay và thiếu sự kết nối với cộng đồng. Minh chứng là thời gian gần đây, vẫn có rất nhiều câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ được chia sẻ rộng rãi trên Internet.
Chú lính chì Thiện Nhân khỏe mạnh và yêu đời nhờ tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ nuôi Mai Anh; hay MC Phan Anh quyên góp được 24 tỷ đồng để giúp đỡ bà con vùng lũ cũng là những tấm gương tiêu biểu về lối sống đẹp.
Trường hợp của bà Nguyễn Thị Bảy sống ở khu chợ Cây Quéo (quận Bình Thạnh) cũng rất đáng quý. Trên 70 tuổi, con cái khá giả, bà vẫn bận rộn sáng tối với công việc kinh doanh gas và nước tinh khiết để “kiếm thêm chút tiền để giúp đỡ người khác”. Mỗi cuối tuần, bà cùng nhóm của mình nấu hàng trăm suất cơm tặng cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện Ung Bướu.
Những ngày này, bà Bảy đã lên kế hoạch chăm sóc đặc biệt những bệnh nhân nghèo không có điều kiện về quê ăn Tết. Bà hào sảng: “Dù mỗi người đang phải chịu đựng nỗi đau, sự bế tắc ra sao, cũng nên tạm gác lại hết để ăn Tết chứ”.
Bà Bảy nói riêng và tất cả người Việt Nam nói chung đều xem Tết là thời điểm giúp đỡ, chia sẻ với những người còn thiếu thốn trong cuộc sống, để tình yêu thương được lan tỏa. Nếu như trường học thường trao quà động viên, khích lệ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên cũng chung tay thực hiện chương trình Xuân tình nguyện để động viên, chia sẻ niềm vui với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
Các công ty, doanh nghiệp có nhiều chương trình thiện nguyện trong dịp Tết. Ảnh: Công An. |
Tương tự, các công ty, doanh nghiệp không chỉ tặng quà cho nhân viên có hoàn cảnh khó khăn mà còn mở rộng quy mô ra cộng đồng: tặng quà Tết đến cho người nghèo, tặng vé cho những người chưa có điều kiện về quê ăn Tết. Đa số đều thu hút đông đảo người tham dự. Có người trực tiếp dành thời gian đi đến vùng khó khăn và thực hiện công việc thiện nguyện; cũng có người chọn cách đóng góp vật chất, tiền bạc cho tổ chức quyên góp.
Gần đây nhất, nhiều người cùng đóng góp vào chương trình Góp tình trao Tết để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và mang đến 10.000 cái Tết trọn vẹn cho các gia đình trên khắp Việt Nam. Bằng việc mua một trong những sản phẩm Omo, Lifebuoy hoặc Knorr, người tham gia sẽ đóng góp một số tiền để chương trình trao quà (500.000 đồng/phần) đến người nghèo cả nước.