Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9X phát điên vì áp lực học hành

“Em là Trần Thị Nhạn, con cháu vua Trần. Sờ tai đi, dày không, em có tướng làm quan đấy” - Nhạn (sinh năm 1995) run run lẩm bẩm với tất cả những người em gặp trong bệnh viện.

"Tâm thần" vì... ham học

Không khó để bắt gặp những cảnh tượng tương tự trong viện Sức khỏe Tâm thần của bệnh viện Bạch Mai. Nhiều bé mặt thất thần, mắt nhìn vô định. Những người trẻ thong dong khắp hành lang hết vòng này đến vòng khác, tay chân run rẩy, miệng lẩm bẩm lặp đi lặp lại mãi một câu. Mẹ Nhạn cay mắt kể lại, đã 4 năm gia đình chị chạy khắp nơi chữa bệnh cho con, nay đưa cháu tới đây được 4 ngày.

Nhạn là đứa trẻ rất ham học, về đến nhà là tìm một góc lấy sách ra đọc. Thấy Nhạn chú tâm vào học nên bố mẹ rất hy vọng vào tương lai của con gái. Không ngờ đến giữa năm lớp 9 bỗng dưng Nhạn thay đổi. Nhạn hay quên và không tập trung vào việc gì. Nghe tin Nhạn bỏ học, bố Nhạn rất giận và ép con quay trở lại trường.

Từ đó tình hình của Nhạn ngày càng chuyển biến xấu, cứ uống hết thuốc ở bệnh viện một thời gian thì lại tái phát, phải chuyển đến bệnh viện khác. Nhạn luôn cho rằng, mình là con cháu vua chúa nên có nhiệm vụ cao cả đối với đất nước, nhất định sẽ trở thành quan lớn để giúp dân.

Bệnh nhân tâm thần đi lại trong viện.

Khác với phong thái ung dung và có phần điềm tĩnh của Nhạn, Việt Anh (sinh năm 1999) không trò chuyện, bình tĩnh như người bình thường mà thường xuyên la hét và khi lên cơn lại chạy điên cuồng. Việt Anh bị rối loạn tâm thần vào đúng thời điểm học hành căng thẳng để thi vượt cấp.

Bố mẹ em ở tận Đắc Lắc, phải làm việc quần quật để lo chi phí chữa trị và nhờ họ hàng trông nom em. Cậu ruột của em cho biết, có lần đang đưa Việt Anh đi dạo cho đầu óc thoáng đãng, bỗng dưng Việt Anh nói muốn đâm đầu vào ô tô đang chạy rồi hùng hục lao ra đường.

“Trong đầu cháu hình như luôn có tiếng nói hoặc chữ nghĩa dồn nén nên nó rất hay kêu đau đầu, có lẽ vì thế nên chỉ muốn đâm vào đâu đấy”. Cho dù may mắn ngăn cản được một lần, nhưng cậu ruột của Việt Anh bùi ngùi cho biết: không ai chắc chắn liệu rồi sẽ có lần thứ hai cháu tôi muốn làm những việc điên rồ gây nguy hiểm đến tính mạng mà có ai ngăn cản kịp thời được nữa hay không.

Trách nhiệm của người lớn

Theo các chuyên gia tâm lý: Rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên đang ngày một tăng. Nguyên nhân chính được cho là áp lực học hành. Các chuyên gia Tâm thần học rất lo ngại bởi đa số phụ huynh không nhận ra được những biến đổi trong cảm xúc và hành vi của con khi áp lực học hành quá lớn. Cáu gắt hoặc lãnh đạm, nói nhiều hoặc ít nói, nói lắp, suy nhược cơ thể, đau đầu dai dẳng, tay chân hiếu động hơn bình thường nhưng đầu óc không tập trung… đều có thể là những biểu hiện ban đầu của rối loạn tâm thần mà những người làm cha làm mẹ không lường trước, thậm chí còn góp phần gây áp lực khiến tình trạng càng nặng thêm.

Ở trường học, không làm đủ bài tập bị bắt chép phạt 100 trang, nói chuyện riêng trong giờ học bị ném phấn vào đầu, mỗi lần đến kỳ thi phải học thuộc cả quyển sách... phương pháp giảng dạy chưa đúng, phương pháp học tập chưa hiệu quả. Giáo viên giao nhiều bài tập, nghĩ ra đủ hình phạt rùng rợn khiến nhiều học sinh máy móc học thuộc từng câu từng chữ trong sách vở… Tất cả đều có thể là nguyên nhân gây nên những bi kịch tại bệnh viện tâm thần.

Điều chưa biết về nhân vật 'Hoy đi nha' đang gây bão mạng

Nhờ sức lan toả của mạng xã hội, hai nhân vật được sáng tạo bởi thiết kế đồ hoạ Sài thành Kỳ Nam, bỗng dưng được bạn trẻ biết đến, đi vào ảnh chế ảnh rầm rộ những ngày gần đây.

http://tuoitrethudo.vn/nhip-song-tre/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/roi-loan-tam-than-rinh-rap-gioi-tre-bai-1--10440-109.html

Theo Thuỳ Linh - Báo Tuổi trẻ thủ đô

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm