Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9X tập làm nghị sĩ

Tường Huyền Trâm (sinh năm 1991, ĐH Ngoại thương) đã được tham dự khá nhiều hội nghị quốc tế và có được những trải nghiệm thú vị trong vai trò một chính khách.

Cô gái nhỏ và những ước mơ lớn

Là fan cứng của chương trình Du lịch qua màn ảnh nhỏThế giới động vật trên tivi, từ nhỏ, Trâm đã ấp ủ giấc mơ được chinh phục các miền đất xa xôi, khám phá thiên nhiên, môi trường ở những nơi đó. Năm tuổi, Trâm được cùng bố mẹ tới Pháp. Lể từ đó, ước mong dịch chuyển của cô càng lớn. Trâm say mê cày tiếng Pháp và tìm hiểu kiến thức địa lý, môi trường, con người ở những vùng đất mới.

Lên 12 tuổi, Trâm có thể kể vanh vách tên thủ đô, các địa điểm du lịch nổi tiếng, đặc điểm khí hậu, môi trường, xã hội của khoảng 100 nước. Lên THPT, Trâm gia nhập các diễn đàn dành cho hội ưa dịch chuyển để tâm sự về ước mơ của mình. Nhờ sự chia sẻ của các bậc tiền bối cũng như Google, Trâm đã ghi nhớ một cách để thực hiện mong ước du lịch, khám phá mà không mất tiền, đó là tham dự các hội nghị, khóa học về môi trường, xã hội… do các tổ chức quốc tế tổ chức.

Bén duyên cùng các hội nghị quốc tế

Năm 2011, tình cờ Trâm tìm được một khóa học hè tại Mauritania (châu Phi), với chủ đề về di dân, do cộng đồng Pháp ngữ tổ chức. Bằng vốn tiếng Pháp khá ổn, cộng những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và đặc biệt là về Hồi giáo, cô nhanh chóng hoàn thành bài tìm hiểu về đất nước này và nhận được tấm vé tới tham dự khóa học. Tại đây, Trâm được vào vai một bộ trưởng, phải đưa ra trước chính phủ một ý tưởng sáng tạo hỗ trợ việc di dân cho 2 triệu người.

Qua tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây và từ kiến thức vốn có, Trâm hiểu rằng, con người có thể nhịn ăn chứ không thể nhịn uống nước. Lại nhớ đến những chiếc cặp lồng cơm ở nhà của mẹ, cô đã nảy ra ý tưởng chế những chiếc can lớn thành hai tầng vừa để dự trữ lương thực, vừa để mang nước theo. Ý tưởng này của Trâm đã được chính phủ hoan nghênh nhiệt liệt.

Tiếp đó, Trâm ngắm đến Hội nghị giới trẻ về nước (PMJE), tại Pháp, do UNESCO tổ chức. Sau một tháng quan sát, tìm hiểu thói quen sử dụng nước của người dân, trong bài luận của mình, Trâm đã nêu lên được thực tế: Do có lượng mưa lớn, lại có nhiều sông hồ, nên người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam dùng nước khá thoải mái, thậm chí là lãng phí, trong khi cư dân ở một số thành phố lại thiếu nước thường xuyên. Lượng nước ở các ao hồ, giếng nước ngầm cũng nhiễm khá nhiều tạp chất, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nhờ bài luận đó, Trâm đã vượt qua hơn 1.000 bạn thí sinh khác, giành suất sang Pháp tham dự hội nghị. Tại hội nghị, Trâm còn cho ra đời thêm ý tưởng trao đổi dân cư giữa hai vùng thiếu – đủ nước, quan sát sự thay đổi, thích nghi của họ và xây dựng biểu đồ sử dụng phù hợp 20 lít nước/ngày/người. Cô cũng hiến kế sử dụng nước tiết kiệm mà người dân thành thị ở Việt Nam sử dụng khi thiếu nước đó là nước vo gạo sẽ dùng để rửa rau, rửa bát hay nước giặt quần áo được dùng để xả nhà vệ sinh…

Tường Huyền Trâm.

Trải nghiệm có một không hai

Cô từng được tận hưởng cảm giác của một nguyên thủ khi được tham dự Hội nghị Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững – Rio + 20, tại Brazil, cùng các nhà lãnh đạo của hơn 100 nước trên thế giới. Trâm cũng được gặp trực tiếp và nghe ông Ban Ki Moon, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chia sẻ cảm giác xót xa, mỗi khi được nghe báo cáo về sự biến mất của các loại động, thực vật.

“Đó không phải là trải nghiệm mà ai cũng có được, những điều này đã thôi thúc mình thêm quyết tâm làm nhiều điều để bảo vệ môi trường thế giới”, Trâm chia sẻ.

Nhờ sự tham gia và đóng góp nhiệt tình của Trâm tại các hội nghị quốc tế, mà ngày Quốc tế Pháp ngữ (20/3), Trâm đã vinh dự nhận được Giải thưởng của các đại sứ do nhóm đại sứ, phái đoàn, cơ quan Pháp ngữ (GADIF) trao tặng.

http://svvn.vn/index.php/9x-tap-lam-nghi-si/

Theo Sinh Viên Việt Nam

Bạn có thể quan tâm