Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ác mộng của những người mắc Covid-19 kéo dài

Hơn một năm xảy ra đại dịch, cuộc sống của Chantal Renaud chưa thể trở lại bình thường. Cô nói rằng cơn ác mộng đang chờ đợi mình ở phía trước.

Căn bệnh bắt đầu với triệu chứng khó thở.

Trong vòng 6 tuần, Chantal Renaud (sống ở thành phố Gatineau, Quebec, Canada) nằm liệt giường, sụt 16 kg và bắt đầu chuỗi ngày “mắc kẹt trong cơn ác mộng vô tận”.

Người mắc Covid-19 khi đại dịch mới bắt đầu cho biết: “Tôi thực sự nghĩ mình sẽ chết ngạt trên giường”.

1,5 năm sau, Renaud vẫn khó thở, kiệt sức và thường xuyên đến gặp bác sĩ chuyên khoa về hội chứng nhịp tim nhanh tư thế - tức nhịp tim tăng bất thường khi ngồi xuống hoặc đứng lên.

“Tôi không chắc mình sẽ hoàn toàn bình phục. Tôi tự hỏi bản thân rằng đây có phải là bình thường mới của mình không?”, Renaud nói.

Renaud mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Đối với nhiều người sống sót sau khi nhiễm bệnh, quá trình hồi phục của họ còn lâu mới kết thúc, lối sống bị thay đổi và tương lai đầy bất trắc, theo CBC.

Ac mong cua nhung nguoi mac Covid-19 keo dai anh 1

Chantal Renaud vẫn đang trải qua các triệu chứng Covid-19 kéo dài sau khi mắc bệnh vào tháng 4/2020. Ảnh: Chantal Renaud.

Lâu phục hồi

Judy King, nhà vật lý trị liệu chuyên về phục hồi cho người mắc các bệnh về hô hấp và tim lâu dài, khuyên những cá nhân có triệu chứng Covid-19 kéo dài nên viết ra mọi thứ - từ mệt mỏi, mất cảm giác đến tình trạng rối loạn não - để hiểu các triệu chứng của bản thân.

“Có nhiều người chạy marathon trước khi mắc Covid-19 nhưng giờ gần như không thể mặc quần áo vào buổi sáng”, cô nói.

King nhận định điều quan trọng là ưu tiên các hoạt động cần làm, lập kế hoạch trong ngày và tìm kiếm niềm vui. Những người có các triệu chứng mạn tính cần lên kế hoạch để không bị kiệt sức vào cuối ngày. Điều đó có nghĩa là hạn chế hoạt động nhiều để ưu tiên một số vận động nhất định.

Ac mong cua nhung nguoi mac Covid-19 keo dai anh 2

Nhiều người đối diện với tương lai đầy bất trắc sau khi khỏi Covid-19. Ảnh: Femme Actuelle.

“Có thể bạn không còn nhiều năng lượng như khi chưa mắc bệnh. Hãy sử dụng hợp lý và đừng làm khó chính mình”, King nói.

Cô khuyến cáo mọi người cố gắng giữ nhịp tim ở mức 15 nhịp để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng và kiệt sức.

King cho biết những người mắc Covid-19 kéo dài cần được điều trị và hỗ trợ đặc biệt, có mục tiêu. Cô hy vọng sẽ sớm có các nguồn lực được phát triển dành riêng cho nhóm này.

“Trong tương lai, mọi người sẽ cần có các nguồn lực liên ngành. Chúng ta cần phối hợp toàn bộ nhóm phục hồi chức năng gồm nhà trị liệu nghề nghiệp, nhà vật lý trị liệu, nhà bệnh lý ngôn ngữ, nhà thính học, chuyên gia dinh dưỡng, y tá... để tiến về phía trước”.

Nguồn lực bị lãng quên

Sophie Hwang, nhân viên xã hội và quản lý các dịch vụ hỗ trợ cho Viện Tiến bộ trong Sức khỏe Tâm thần, lo ngại về những người mắc Covid-19 kéo dài.

“Hậu giãn cách, nhiều người có tâm lý ‘đại dịch đã kết thúc, tất cả sẽ mở cửa, cuộc sống sẽ trở lại bình thường’. Tuy nhiên, đối với những người có triệu chứng Covid kéo dài, mọi thứ không thể quay trở lại. Trong khi mọi người cố gắng quên đi những gì đã xảy ra, nhóm này cảm thấy tổn thương, thất vọng và thậm chí tức giận”, cô nói.

Theo Hwang, tổn hại sức khỏe tâm thần đối với nhóm mắc Covid-19 kéo dài xuất phát từ việc họ phải đối mặt với sự gián đoạn lớn trong cuộc sống do biến chứng sức khỏe, tâm lý kỳ thị và thậm chí là cảm giác tội lỗi khi sống sót.

Hwang cho biết các quan chức y tế công cộng và các chuyên gia y tế tập trung hơn vào những phản ứng tức thời như tiêm chủng và nhập viện. Bởi vậy, rất ít dịch vụ hoặc nguồn lực hiện dành cho những người có triệu chứng kéo dài. Cô tin rằng cần có nhiều hỗ trợ về y tế và tư vấn dành cho nhóm này.

Ac mong cua nhung nguoi mac Covid-19 keo dai anh 3

Những người mắc Covid-19 kéo dài cần được quan tâm, trợ giúp nhiều hơn. Ảnh: SCMP.

Hwang nói các chiến lược tương tự đối với người đang chống chọi với bệnh mạn tính cũng áp dụng ở đây: đặt ra những kỳ vọng thực tế, lắng nghe cơ thể, liên tục nói chuyện với bác sĩ và tìm kiếm sự linh hoạt khi cần thiết.

“Hãy làm những việc rất nhỏ nhưng mang lại niềm vui trong cuộc sống. Hãy kết nối với bạn bè và gia đình... Không ai cần phải chịu đựng một mình”, cô nói.

Trong khi đó, King đặc biệt quan tâm đến các F0, người mắc Covid-19 kéo dài và có thể chưa được chẩn đoán.

“Tôi lo lắng sẽ còn nhiều lỗ hổng”, nữ nhân viên xã hội nói.

Pattaya mở cửa nhưng du khách quốc tế chưa dám đến

Pattaya không có khách quốc tế mới trong những ngày đầu tiên Thái Lan mở cửa du lịch trở lại. Cộng đồng du lịch địa phương hy vọng mọi thứ sẽ khởi sắc trong nửa cuối tháng này.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm