Câu 1. Vua nào của triều Lý từng mắc bệnh “hóa hổ”?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Lý Thần Tông mắc bệnh “hóa hổ”, lông lá mọc đầy người. Theo lý giải của khoa học hiện nay, vua có thể đã mắc bệnh “rậm lông” (Hypetrichosis), còn gọi là bệnh người sói hay hội chứng người sói.
|
Câu 2. Thiền sư nào chữa khỏi bệnh "hóa hổ" cho vua Lý?
Căn bệnh kỳ lạ của vua Lý Thần Tông khi đó phải nhờ thiền sư Nguyễn Minh Không chữa trị. Ông quê huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay, là thiền sư nổi tiếng thời Lý, có công tạo ra An Nam tứ đại khí ở nước ta.
|
Câu 3. Ai được suy tôn là ông tổ của ngành y dược của nước ta?
Tuệ Tĩnh (1330-1400) là danh y của triều Trần và lịch sử dân tộc. Với những cống hiến to lớn, ông được suy tôn là ông tổ, tiên thánh của nền y dược nước ta.
|
Câu 4. Trước khi trở thành danh y, Tuệ Tĩnh từng thi đỗ danh hiệu gì?
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải vào chùa sinh sống. Nhờ thông minh, chăm chỉ, ông thi đỗ thái học sinh khi mới chỉ 22 tuổi, nhưng sau đó không ra làm quan, tiếp tục đi tu và chữa bệnh cứu người.
|
Câu 5. Bộ sách y dược nổi tiếng của Tuệ Tĩnh để lại cho đời sau tên là gì?
Sinh thời, Tuệ Tĩnh tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị Nam dược thần hiệu. Ngoài ra, ông còn có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng bằng chữ Nôm.
|
Câu 6. Vùng đất nào của nước ta là nơi sản sinh ra 2 vị danh y trong lịch sử?
Tỉnh Hải Dương là địa phương đã sản sinh ra 2 danh y, gồm: Tuệ Tĩnh quê ở xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ra ở xã Liêu Xá, huyện Mỹ Yên ngày nay.
|
Câu 7. Ai là giáo sư ngành y nổi tiếng của nước ta?
Hồ Đắc Di (1900-1984), Đặng Văn Chung (1913-1999), Tôn Thất Tùng (1912-1982) là 3 vị giáo sư ngành y xuất sắc của nước ta trong thời hiện đại. |
Câu 8. Tên ai được đặt cho một trường đại học và bệnh viện ở TP.HCM?
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) là bác sĩ xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên trung. Ông hy sinh ngày 7/11/1968. Hiện nay, tên ông được đặt cho bệnh viện và trường đại học.
|