Câu 1: Dân tộc nào có tục lấy đồ của người khác để cầu may trong dịp Tết?
Người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang quan niệm rằng thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được chút gì cho năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy đồ của người khác cầu may nhưng không lấy nhiều hay vật có giá trị. |
Câu 2: Dịp Tết, các chàng trai, cô gái của dân tộc nào có tục vỗ mông tỏ tình?
Dịp Tết, thanh niên trai gái người Mông thường hay tụ tập để vui xuân. Khi con trai thích con gái nào đó, họ sẽ vỗ mông cô gái và dắt tay tìm chỗ tâm tình.
|
Câu 3: Mỗi dịp Tết, người Thái thường có phong tục truyền thống nào?
Gọi hồn là phong tục không thể thiếu của người Thái trong dịp Tết. Vào tối 29 hoặc 30 Tết, mỗi gia đình sẽ thịt 2 con gà, một con cúng tổ tiên, một con gọi hồn cho những người trong nhà.
|
Câu 4: Cướp gọng gà là phong tục đón Tết truyền thống của dân tộc nào?
Theo quan niệm của người Pu Péo, tiếng gà gáy đánh thức ông Mặt trời. Vì thế, ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đến thời khắc giao thừa, người Pu Péo sẽ canh chừng mấy chú gà trống, khi nào gà vỗ cánh, chuẩn bị gáy, họ đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà, mọi người hò nhau hát vang để át tiếng gà gáy.
|
Câu 5. Ở vùng Tây Nguyên, dân tộc nào có lễ hội bắt chồng vào dịp Tết?
Dịp Tết, người Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng. Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm.
|
Câu 6. Dính tro và ném xôi lên nhà là phong tục đón Tết của dân tộc nào?
Dịp cuối năm, thanh niên trai tráng Giẻ Triêng rủ nhau lên rừng đốn củi để đốt và mang tro về nhà. Họ tung số tro này lên cao. Người tập trung phía dưới hứng tro được càng nhiều thì may mắn và hạnh phúc trong năm tới sẽ càng lớn.
|
Câu 7. Dân tộc nào có phong tục dán giấy đỏ vào nhà, cửa ra vào, chuồng gia súc vào mỗi dịp Tết?
Vào dịp Tết, người Cao Lan dán giấy đỏ vào cửa nhà, cổng ra vào, chuồng gia súc... với hy vọng may mắn, hạnh phúc và nhiều điều tốt đẹp trong năm tới.
|
Câu 8. Dân tộc nào có phong tục thờ bát nước lã quanh năm?
Trên bàn thờ của người Pà Thẻn luôn có một bát nước lã luôn đầy được đậy kín để thờ cúng trong năm. Đêm giao thừa, tất cả cửa trong nhà đều được đóng kín và bịt hết lỗ thoáng. Chủ nhà sẽ dùng nước trong bát đó để lau chùi sạch sẽ và thay lượt nước khác để đón chào năm mới. Mọi hành động trên đều diễn ra bí mật, nếu trót bị lọt ra ngoài thì cả nhà sẽ gặp xui xẻo, vận hạn trong năm tới.
|
Câu 9. Tết Nhảy là đặc trưng của dân tộc nào ở Việt Nam?
Theo quan niệm của người Dao, Tết và mùa xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành. Các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên.
|