Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Danh nhân nào ‘ngông thấu trời xanh', 80 tuổi vẫn muốn ra trận?

Ông là người nổi tiếng với chất ngông, 80 tuổi vẫn xung phong ra trận đánh giặc cứu nước.

Nguyen Cong Tru anh 1

Câu 1. Danh nhân nổi tiếng nào trong sử Việt với chất ngông, 80 tuổi vẫn xung phong ra trận đánh giặc?

  • Nguyễn Tri Phương
  • Nguyễn Công Trứ
  • Cao Bá Quát
  • Phan Bá Vành

Nguyễn Công Trứ sinh năm Mậu Tuất 1778, mất năm 1858, được biết đến là người có tính cách khá "ngông". Năm 1858, khi biết tin thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, dù 80 tuổi, ông vẫn xung phong cầm quân ra trận. Thấy ông tuổi cao, sức yếu, triều đình nhà Nguyễn đã không đồng ý.

Nguyen Cong Tru anh 2

Câu 2. Nguyễn Công Trứ quê ở đâu?

  • Hà Tĩnh
  • Nghệ An
  • Thanh Hóa
  • Ninh Bình

Nguyễn Công Trứ có tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Ông quê ở làng Uy Viễn, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Cha ông là Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tuấn, làm quan cho triều Nguyễn.

Nguyen Cong Tru anh 3

Câu 3. Nguyễn Công Trứ thi cử đỗ đạt khi bao nhiêu tuổi?

  • 20
  • 25
  • 30
  • 31

Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là chuỗi những ngày đầy sóng gió. Năm 31 tuổi (1819), ông thi đỗ giải nguyên ở trường thi Nghệ An. Từ đây, ông bắt đầu bước vào quan trường, nhưng do cá tính quá lớn, ông lắm lúc lận đận, bị nâng lên đặt xuống.

Nguyen Cong Tru anh 4

Câu 4. Trong thời gian làm quan, Nguyễn Công Trứ tổ chức nhân dân khai khẩn, lập nên 2 huyện nào sau đây?

  • Tiền Hải và Thái Thụy
  • Tiền Hải và Hưng Hà
  • Tiền Hải và Kim Sơn
  • Tiền Hải và Hải Hưng

Một trong những đóng góp lớn nhất của Nguyễn Công Trứ là chiêu mộ dân, tổ chức khai hoang để lập nên 2 huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình.

Nguyen Cong Tru anh 5

Câu 5. Chức vụ của Nguyễn Công Trứ trước khi về quê trí sĩ?

  • Thượng thư bộ Công
  • Tổng trấn Bắc Thành
  • Án sát Nghệ An
  • Phủ doãn Thừa Thiên

Cuộc đời quan trường của Nguyễn Công Trứ luôn trầy trật. Ông từng làm quan đến những chức lớn như Thượng Thư, Tổng Đốc, cũng có khi bị trách phạt, giáng chức làm lính thú, thậm chí còn bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha. Năm 1847, ông về quê trí sĩ với chức Phủ doãn Thừa Thiên.

Nguyen Cong Tru anh 6

Câu 6. Ngoài tài kinh bang tế thế, Nguyễn Công Trứ còn nổi bật ở lĩnh vực nào sau đây?

  • Thơ ca
  • Hội họa
  • Nghệ thuật cải lương
  • Cả 3 lĩnh vực trên

Nguyễn Công Trứ là người tài năng trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài tài kinh bang tế thế, ông cũng rất giỏi thơ ca, với nhiều tác phẩm để lại cho đời.

Nguyen Cong Tru anh 7

Câu 7. Tác phẩm văn học nào sau đây do Nguyễn Công Trứ sáng tác?

  • Đập đá ở Côn Lôn
  • Dương Từ Hà Mậu
  • Bài ca ngất ngưởng
  • Chạy giặc

Trong số các tác phẩm văn học để lại cho đời, Bài ca ngất ngưởng là tác phẩm được hậu thế biết đến nhiều nhất. Tác phẩm này phần nào cho thấy con người của Nguyễn Công Trứ.

Nguyen Cong Tru anh 8

Câu 8. Nguyễn Công Trứ được suy tôn là ông hoàng ở lĩnh vực nào?

  • Chèo
  • Tuồng
  • Hát nói
  • Dân ca Nghệ Tĩnh

Ngoài thơ văn, Nguyễn Công Trứ còn sáng tác nhiều bài ca trù hiện vẫn còn được lưu lại. Ông cũng được suy tôn là ông hoàng của nghệ thuật hát nói.

Nguyen Cong Tru anh 9

Câu 9. Nguyễn Công Trứ làm quan dưới thời vua nào của triều Nguyễn?

  • Minh Mạng
  • Thiệu Trị
  • Tự Đức
  • Cả 3 triều vua trên

Nguyễn Công Trứ ra làm quan cho nhà Nguyễn năm 1819, về hưu năm 1847. Cuộc đời ông làm quan trải qua 4 đời vua Nguyễn gồm Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

Chuyện lì xì năm mới của vua chúa ngày xưa

Mỗi dịp năm mới, vua chúa Việt ngày xưa thường có lệ lì xì cho đại thần và hoàng thân quốc thích trong triều theo những cách khác nhau.

Hoàng đế ngày xưa làm gì vào dịp Tết?

Ngay từ khi đất nước vừa mới giành được độc lập, các triều đại phong kiến đầu tiên của nước ta đã rất coi trọng dịp Tết với nhiều hoạt động ý nghĩa.


Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm