Theo Đông y, đặc điểm của gừng tươi là:
Gừng là thực phẩm có tính ấm, thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, ho; chống viêm, co thắt, nôn, loét; tăng vận trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương… và có hoạt tính miễn dịch. |
Uống nhiều trà gừng có thể gây?
Theo Boldsky, nếu tiêu thụ vừa đủ, gừng là thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, uống nhiều trà gừng và sản phẩm từ loại củ này dễ khiến cơ thể sản xuất thừa axit, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, ợ nóng, rát quang vùng bụng. |
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú được uống trà gừng?
Phụ nữ trong giai đoạn này không nên uống trà gừng. Nguyên nhân là nó không tốt cho nội tiết tố giới tính của thai nhi, thậm chí có thể gây co thắt tử cung. Nếu bạn dùng trà gừng trong những thời gian này, nên hỏi ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa. |
Phụ nữ cho con bú ăn nhiều gừng có thể gây:
Thời kỳ cho con bú, phụ nữ cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em. |
Nhóm người nào sau đây không được uống trà gừng?
Theo lương y Nguyễn Duy Phong, Chủ tịch Hội Đông y Thanh Trì (Hà Nội), nước hoặc trà gừng tốt cho người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, ở người huyết áp cao, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng. Nếu uống vào đúng thời điểm huyết áp đang lên cao, nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho chỉ số này tăng dương quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến... |
Người bị cảm nắng không nên uống trà gừng?
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, gừng là thực phẩm có tính nhiệt, ấm. Những người bị sốt do cảm nóng tuyệt đối không được uống nước gừng. Nếu uống nước hoặc trà gừng khi cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong. |
Người trước khi phẫu thuật gây mê có được uống nước gừng không?
Những người chuẩn bị phẫu thuật, phải gây mê cần tránh dùng trà, nước gừng. Nguyên nhân là nó có thể gây phản ứng với thuốc gây mê, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. |