Đuông dừa là món ăn có nhiều ở khu vực nào?
Đuông dừa được người dân miền Tây chế biến thành nhiều món ăn. Tỉnh nổi tiếng nhất về đuông dừa chính là Bến Tre, thủ phủ của cây dừa. Năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 31 nghiêm cấm chăn nuôi và kinh doanh đuông dừa vì nó phá hại vườn dừa khủng khiếp. |
Đuông dừa được coi là đặc sản vì:
Ấu trùng này được xem là món ăn đặc sản và chế biến với nhiều món khác nhau nhờ giá trị dinh dưỡng cao, nhất là hàm lượng đạm. Cứ 100 gram đuông dừa cung cấp 13 gram protein, canxi, muối khoáng,… |
Ăn đuông dừa có thể bị...
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết nhiều trường hợp bị ngộ độc, thậm chí mất mạng vì côn trùng. Đuông dừa có chứa chất gây dị ứng. Ngoài ra, một số bào tử nấm độc từ môi trường bên ngoài có thể nhiễm vào đuông dừa. Các bào tử này trở thành nấm có độc tính cao khi vào cơ thể con người. |
Biểu hiện của dị ứng sau khi ăn đuông dừa:
Biểu hiện của dị ứng sau khi ăn đuông dừa là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc ngứa khắp người. Người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở. Ở thể nặng, nạn nhân có thể sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. |
Bạn cần làm gì ngay khi bị ngộ độc đuông dừa?
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Úc, khi bị ngộ độc thức ăn có nguồn gốc là côn trùng, nếu còn tỉnh táo, cần tự gây nôn. Nếu nặng, khó thở và thở yếu, nạn nhân cần được hô hấp nhân tạo. Sau khi sơ cứu, bạn phải nhanh chóng đưa nạn nhân tới các trung tâm y tế. |
Ai không nên ăn đuông dừa?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo không nên sử dụng bất cứ loại thức ăn nào bạn từng dị ứng vì phản ứng lần sau có thể nặng hơn, gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng. Những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi thưởng thức các món ăn này. |