Ăn mận có tác dụng?
Theo India Times, mận có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay. Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3-4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Trong mận cũng chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol, giúp điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn mận giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. |
Mận giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường?
Mận là loại trái cây có chỉ số đường huyết GI rất thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. |
Ăn mận giúp cải thiện?
Ngoài vitamin C, mận còn chứa beta carotene, dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng, căn bệnh có thể dẫn tới mù lòa. |
Ăn quá nhiều mận có thể gây?
Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận. |
Ai không nên ăn mận?
Theo Live Strong, mận nhiều chất dinh dưỡng nhưng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh dừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật. |
Không nên ăn mận khi nào?
Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu bạn bị bệnh dạ dày, ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh. Đặc biệt, chất chua trong mận có thể làm thối rữa, ê buốt chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập làm hại răng và nướu. |
Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa bao nhiêu quả mận?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù yêu thích quả mận đến đâu, bạn cũng chỉ nên ăn từ 5 quả, tối đa 10 quả một ngày để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. |