Phẫu thuật thẩm mỹ có thể cải thiện ngoại hình, mang lại sự tự tin nhưng cần đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa: Unsplash. |
Phẫu thuật thẩm mỹ đã trở thành xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Là một chuyên khoa phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm cả thủ tục tái tạo và thẩm mỹ.
Phẫu thuật tái tạo được thực hiện trên các cấu trúc bất thường của cơ thể, các khuyết tật bẩm sinh hoặc những bất thường do chấn thương, bệnh tật và lão hóa. Phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện ngoại hình. Vì vậy, đây là một công nghệ phẫu thuật lâm sàng tinh tế, khắt khe, làm tăng vẻ đẹp.
Ngày nay, mặc dù các ca phẫu thuật thẩm mỹ dần được cải thiện và chuẩn hóa nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, bao gồm nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật, nguy cơ nhiễm trùng.
Bệnh nhân cũng phải đối mặt với các tác dụng phụ của phẫu thuật, thường bao gồm khó chịu, bầm tím và sưng tấy, sẹo do vết mổ… Ngoài ra, còn có những rủi ro về gây mê trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu. Do đó, phẫu thuật thẩm mỹ cũng có những chống chỉ định, đòi hỏi sự thận trọng.
Tuổi tác là yếu tố cân nhắc khi phẫu thuật thẩm mỹ
Do tuổi tác và sự phát triển xương chưa trưởng thành, tổn thương xương hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, nhận thức của trẻ vị thành niên còn non nớt, việc định hình sớm sẽ có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vì vậy, trẻ dưới 18 tuổi cơ thể chưa phát triển đầy đủ không thích hợp để phẫu thuật thẩm mỹ. Trẻ dưới 18 tuổi, không thể thực hiện các phẫu thuật cấy ghép như gọt xương hàm dưới, mài xương gò má, nâng mũi, nâng ngực…
Người trên 60 tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính cần thăm khám chặt chẽ trước phẫu thuật và cân nhắc kỹ lưỡng. Nói chung, tuổi tác không phải là chống chỉ định tuyệt đối, nhưng cần phải thận trọng.
Ngoài ra, tránh phẫu thuật thẩm mỹ trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt và sinh con. Nếu đang cho con bú cần phải được thông báo về tác hại của thuốc đối với việc tiết sữa và xử lý đúng cách.
Yếu tố sức khỏe
Tiền đề của phẫu thuật thẩm mỹ cơ bản là sức khỏe tốt, vì nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật sẽ tăng lên rất nhiều thậm chí đe dọa tính mạng nếu sức khỏe thể chất không đảm bảo.
Những nhóm không phù hợp để phẫu thuật thẩm mỹ, bao gồm:
- Người mắc bệnh tim mạch: Những trường hợp nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực không ổn định, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim và rung nhĩ đều bị chống chỉ định tuyệt đối.
Mọi ca phẫu thuật, dù là phẫu thuật thẩm mỹ cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. |
- Bệnh nhân tăng huyết áp: Người bệnh tăng huyết áp khó kiểm soát huyết áp hoặc đồng thời đang phải dùng thuốc chống đông máu sẽ làm trầm trọng thêm nguy cơ chảy máu trong, sau phẫu thuật, và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về gây mê, không nên phẫu thuật thẩm mỹ.
- Bệnh hô hấp: Người mắc các bệnh về đường hô hấp, có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp trong vòng 2 tuần trước, rối loạn chức năng phổi nghiêm trọng hoặc bệnh tắc nghẽn hô hấp mạn tính đều bị chống chỉ định gây mê.
- Bệnh đái tháo đường: Nếu lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường, nên xem xét phẫu thuật sau khi đường huyết ổn định.
- Bệnh rối loạn đông máu: Bệnh máu khó đông và rối loạn chảy máu là những chống chỉ định của phẫu thuật.
- Béo phì: Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nguy cơ gặp phải các vấn đề về lành vết thương và biến chứng do gây mê.
- Bệnh thận: Người mắc bệnh thận như suy thận, gây mê và phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc và làm tình trạng xấu đi, vì vậy nên tránh.
- Bệnh suy giảm miễn dịch: Các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch khác bao gồm thuốc (thuốc tâm thần), nhiễm trùng (nhiễm trùng huyết) và bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
- Bệnh truyền nhiễm: Bệnh lao đang hoạt động, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh nhân viêm gan B, C…
- Thuốc: Thuốc ức chế miễn dịch và thuốc làm loãng máu như asprin là 2 loại dược phẩm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu/tụ máu. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ đánh giá những bệnh nhân này theo từng trường hợp.
Ai cũng mong muốn mình đẹp hơn, trẻ trung hơn, nhưng sức khỏe và sự an toàn phải là ưu tiên hàng đầu.
Nếu muốn phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là những ca phẫu thuật lớnbạn cần phải có tinh thần tốt, có hồ sơ bệnh án ổn định và sức khỏe tổng thể tốt. Nếu không phù hợp để phẫu thuật, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ để có những lựa chọn khác, tốt hơn phù hợp hơn.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.