Câu 1. Triều đại nào lần đầu tiên đưa Toán học vào nội dung thi cử?
Nhà Hồ (1400-1407) là triều đại đầu tiên của nước ta đưa Toán học vào nội dung thi cử. Đây là quyết định rất tiến bộ của Hồ Quý Ly. |
Câu 2: Ai được xem là nhân tài Toán học đầu tiên và lớn nhất của nước ta trong thời phong kiến?
Lương Thế Vinh (1441-1496) được xem là nhân tài Toán học lớn nhất của nước ta trong thời phong kiến. Sinh thời, ông để lại cuốn Đại thành toán pháp rất nổi tiếng và hữu ích. |
Câu 4. Lương Thế Vinh từng làm gì khiến sứ giả nhà Minh rất hổ thẹn?
Lương Thế Vinh khiến sứ giả nhà Minh tái mặt xấu hổ, khi ông chỉ cho họ cách cân voi. Một phát minh vốn của người Trung Quốc nhưng sứ giả phương Bắc lại không biết. |
Câu 5. Ngoài tài năng toán học, Lương Thế Vinh còn để lại phát minh nổi tiếng nào?
Lương Thế Vinh là vị trạng toàn năng. Ông vừa giỏi toán, vừa giỏi thơ văn. Sinh thời, ông cũng là người Việt đầu tiên phát minh ra bàn tính. |
Câu 6. Ai từng là thạc sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam?
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) từng là thạc sĩ Toán học đầu tiên của nước ta. Ông bảo vệ thành công luận án thạc sĩ năm 1936 tại Pháp. |
Câu 7. Ai là giáo sư, tiến sĩ khoa học Toán học đầu tiên của nước ta?
Lê Văn Thiêm (1918-1991) là giáo sư, tiến sĩ khoa học Toán học đầu tiên của Việt Nam. Ông là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX. |
Câu 8. Ai là nữ giáo sư, tiến sĩ Khoa học đầu tiên của ngành Toán học nước ta?
Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính là người làng Cót, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Bà là nữ giáo sư, tiến sĩ khoa học đầu tiên của nước ta, cũng là phụ nữ nước ngoài đầu tiên đến Paris bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia về toán học.
|