Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ai là ông tổ nghề dạy học ở Nam Bộ?

Ông là thầy giáo lừng danh của vùng đất Nam Bộ, người có ảnh hưởng sâu rộng tới nền giáo dục miền Nam, cùng triết lý dạy học vượt xa thời đại.

Thay giao Nam Bo anh 1

Câu 1: Ai được suy tôn làm ông tổ nghề dạy học ở Nam Bộ?

  • Võ Trường Toản
  • Trương Vĩnh Ký
  • Phan Thanh Giản
  • Nguyễn Đình Chiểu

Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, nhà giáo Võ Trường Toản (?-1792) chính là người thầy được suy tôn làm ông tổ nghề dạy học ở Nam Bộ với biệt danh “Vạn thế sư biểu của vùng đất Nam Kỳ”.

Thay giao Nam Bo anh 2

Câu 2: Ông sinh ra tại tỉnh nào?

  • Gia Định
  • Biên Hòa
  • Định Tường
  • Vĩnh Long

Theo sách "Đại Nam Nhất Thống Chí”, tổ tiên Võ Trường Toản có nguồn gốc từ miền Trung di cư vào Nam, được khởi phát mạnh mẽ kể từ năm 1623. Địa chí Bến Tre lại chép Võ Trường Toản là người huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, không ai rõ năm sinh, không rõ gốc gác, chỉ biết cụ là một nhà nho lớn, một nhà giáo đức độ tài ba, lỗi lạc ở miền Nam ở thế kỷ 18.

Thay giao Nam Bo anh 3

Câu 3. Nhận định nào chính xác về ông?

  • Làm quan cho nhà Nguyễn
  • Làm quan cho nhà Tây Sơn
  • Không ra làm quan
  • Làm quan rồi tự quan đi dạy học

Theo sách "Những người thầy trong sử Việt", lớn lên trong bối cảnh chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn diễn ra liên miên, thầy Võ Trường Toản không ra làm quan, ông sống ẩn dật, từ chối mọi lời mời mọc, không tham gia chính sự, không ra làm quan cho bên nào. Thay vào đó, nhà giáo Võ Trường Toản mở trường dạy học ở ngôi đình Hòa Hưng, nay là đình Chí Hòa trên đất Gia Định. Tiếng lành đồn xa, học trò theo học thầy rất đông.

Thay giao Nam Bo anh 4

Câu 4. Danh sĩ nào sau đây là học trò thầy Võ Trường Toản?

  • Trịnh Hoài Đức
  • Ngô Nhân Tịnh
  • Lê Quang Định
  • Cả 3 người trên

Võ Trường Toản là thầy học của những danh sĩ nổi tiếng như: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Bá Phẩm, Lê Quang Định… Trong đó, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Định còn được gọi là “Gia Định tam gia” đồng thời là 3 quan văn đại thần hết sức đắc lực của vua Gia Long.

Thay giao Nam Bo anh 5

Câu 5. Ai được xem là học trò giỏi nhất của thầy Võ Trường Toản?

  • Lê Quang Định
  • Ngô Tùng Châu
  • Phan Thanh Giản
  • Nguyễn Đình Chiểu

Trong số hàng trăm học trò do thầy Võ Trường Toản trực tiếp giảng dạy, nổi bật nhất là Ngô Tùng Châu, công thần thờ vua Gia Long, thầy dạy hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con cả vua Gia Long). Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu viết về Ngô Tùng Châu rằng: Sự thực, Ngô Tùng Châu là tay văn học kiệt xuất, tiếc rằng chết sớm, nên đời sau ít nói tới. Là học trò đầu hạng của Võ Trường Toản, ông rất được Nguyễn Phúc Ánh phục tài và tin dùng”.

Thay giao Nam Bo anh 6

Câu 6. Tư tưởng tiến bộ trong cách dạy học của thầy?

  • Không dạy sách Khổng Tử
  • Không dùng chữ quốc ngữ
  • Không dùng chữ Hán
  • Không nên học vẹt

Thầy Võ Trường Toản nổi tiếng với tư tưởng dạy học vượt thời đại “phê phán lối học vẹt thông thường”. Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, khi giảng với học trò về sách Đại học, một sách trong Tứ thư của Khổng Tử, thầy Võ Trường Toản nói rõ rằng: "Sách Đại học một nghìn bảy trăm chữ, tán ra gồm vô số sự vật, tóm lại còn 200 chữ, tóm nữa thì còn một chữ, tóm lại nữa một chữ cũng không". Đại ý cụ căn dặn học trò cần thấu triệt nội dung của cuốn sách, chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ, cách dạy ấy thường gọi là “Tri ngôn dưỡng khí”.

Thay giao Nam Bo anh 7

Câu 7. Vua nào đã tặng thầy Võ Trường Toản tước hiệu “Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh”?

  • Gia Long
  • Minh Mạng
  • Thiệu Trị
  • Tự Đức

Thầy Võ Trường Toản mất năm Nhâm Tý (1792). Nghe tin cụ mất, Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) cảm mến, tiếc thương, đã ban tước hiệu “Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh”. Thi hài ông được an táng tại làng Hòa Hưng (Gia Định), nay thuộc quận 10 TP. HCM. Đến năm 1867, di hài ông lại được rước về an táng ở vùng đất Bến Tre ngày nay. Với những đóng góp to lớn cho giáo dục miền Nam, thầy Võ Trường Toản được xem là “Vạn thế sư biểu” - người thầy muôn đời của nền giáo dục Nam Bộ. Tên tuổi ông được đặt cho nhiều ngôi trường, đường phố trên khắp cả nước.

Cung điện dát vàng lớn nhất thế giới

Cung điện này có tổng cộng 1.788 phòng, 44 cầu thang bộ, 18 cầu thang máy, 5 hồ bơi.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm