Câu 1: Ai là thủ lĩnh của đội quân “rắn thần” chống giặc ngoại xâm?
Võ Duy Dương (1827-1866) hay còn gọi là Thiên hộ Dương (do giữ chức Thiên hộ), thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. Nhiều giai thoại về việc ông sử dụng đội quân “rắn thần” để giết giặc. |
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp do Võ Duy Dương lãnh đạo diễn ra ở đâu?
Cuộc khởi nghĩa do Võ Duy Dương diễn ra trên địa bàn rộng lớn ở Nam Bộ, chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười (thuộc các huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy của tỉnh Tiền Giang ngày nay). |
Câu 3. Võ Duy Dương quê ở đâu?
Võ Duy Dương quê ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ tiên 6 đời của ông ở miền Bắc di cư vào Nam. Năm 1857, hưởng ứng chính sách khai hoang của Nguyễn Tri Phương, ông và một số bạn bè vào nam lập nghiệp. |
Câu 4. Tương truyền, Võ Duy Dương là người như thế nào?
Tương truyền, Võ Duy Dương là người rất khỏe, giỏi võ nghệ và ăn nhiều nên được tôn là Ngũ linh dương. Đến nay, nhiều giai thoại kể lại về sức mạnh hơn người của ông. |
Câu 5. Trong thời gian khởi nghĩa, Võ Duy Dương đã liên kết với thủ lĩnh nào để chống Pháp?
Khi tiến hành khởi nghĩa, Võ Duy Dương từng liên kết với nghĩa quân của 3 thủ lĩnh trên để cùng hợp sức chống giặc. |
Câu 6. Trận đánh vào căn cứ nào của nghĩa quân do Võ Duy Dương lãnh đạo từng gây tổn thất nặng nề cho giặc?
Vào đêm 21 rạng sáng 22/7/1865, Thiên hộ Dương cho nghĩa quân tấn công triệt hạ được đồn Mỹ Trà gây thiệt hại nặng cho quân Pháp, buộc chúng phải kéo viện binh từ Sài Gòn xuống ứng cứu. |
Câu 7. Võ Duy Dương bị chết như thế nào?
Cuộc khởi nghĩa do Võ Duy Dương lãnh đạo đã gây nên nhiều tổn thất và hoang mang cho thực dân Pháp. Lúc này, triều đình Huế đã hàng giặc nên ra lệnh ông phải bãi binh. Tháng 1/1866, ông và thuộc hạ vượt biển về miền Trung để liên kết lực lượng, không may bị tên cướp biển Lý Sen giết chết. |
Câu 8. Hiện nay, tỉnh nào có đền thờ Võ Duy Dương?
Hiện nay, đền thờ anh hùng Võ Duy Dương được xây dựng ở cả Đồng Tháp và Bình Định. |