Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai nên tầm soát mỡ máu?

Rối loạn lipid máu tiến triển âm thầm, dễ bị bỏ qua nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Người đi xét nghiệm mỡ máu cần nhịn ăn tối thiểu 8 giờ. Ảnh: Corona Borealis Studio/Shutterstock.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), rối loạn lipid máu hay tình trạng mỡ trong máu tăng cao là nguyên nhân âm thầm gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường... Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan vì bệnh không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tầm soát mỡ máu định kỳ là cách hiệu quả để phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng.

Rối loạn lipid máu xảy ra khi các thành phần mỡ “xấu” trong máu như cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu), triglyceride tăng cao, hoặc khi HDL (cholesterol tốt) giảm thấp. Tình trạng này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, thủ phạm chính gây tắc mạch, thiếu máu tim và não.

Do tiến triển âm thầm, bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nặng. Việc tầm soát sớm giúp phát hiện nguy cơ từ khi chưa có triệu chứng.

Bác sĩ Sơn cho hay mọi người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm lipid máu định kỳ, ít nhất mỗi 1–2 năm/lần.

Ngoài ra, những người trẻ hơn cũng cần xét nghiệm nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi).
  • Tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc béo phì.
  • Hút thuốc lá, ít vận động, căng thẳng kéo dài.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo xấu, thường xuyên dùng rượu bia.

Trẻ em, thanh thiếu niên thường không cần xét nghiệm mỡ máu trừ khi mắc đái tháo đường, thừa cân béo phì, hoặc có yếu tố di truyền cao từ cha mẹ.

Người đi xét nghiệm mỡ máu cần nhịn ăn ít nhất 8-12 giờ trước khi lấy máu để có kết quả chính xác. Trong thời gian này, người đi xét nghiệm không uống sữa, không ăn kẹo hoặc uống nước ngọt. Có thể uống nước lọc.

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ rối loạn lipid, nguy cơ tim mạch và lên kế hoạch can thiệp như thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc nếu cần.

Bác sĩ Sơn khuyến cáo người dân không đợi có dấu hiệu mới xét nghiệm mỡ máu, bởi khi triệu chứng xuất hiện như đau ngực, khó thở, chóng mặt… thì có thể tổn thương đã xảy ra. Tầm soát định kỳ giúp mọi người phát hiện sớm, kiểm soát từ gốc và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Cách ăn uống 'rước' sán vào người nhiều người không để ý

Bệnh sán dây lợn có nguy cơ lây nhiễm cao khi có thói quen ăn uống như sử dụng thịt lợn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ, điển hình là các món như tiết canh, nem chua, nem thính.

Dấu hiệu suy tim cấp cần nhập viện ngay

Suy tim cấp là nguyên nhân hàng đầu nhập viện ở những người bệnh trên 65 tuổi, tỷ lệ tử vong khi nhập viện 4-10%.

Lòng xe điếu không còn là chuyện 'nói quá' trên mạng

Theo luật sư Cường, thực phẩm hay sản phẩm quảng cáo sai sự thật có thể không gây ảnh hưởng tính mạng nhưng sử dụng lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm