Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai phải xét nghiệm Covid-19 khi đi đến địa phương khác?

Theo Bộ Y tế, quy định xét nghiệm mới sẽ tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, doanh nghiệp và người đã tiêm vaccine hoặc khỏi bệnh.

Chiều 14/10, Bộ Y tế thông tin làm rõ hướng dẫn về xét nghiệm để "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế, người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh Covid-19 chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; không chỉ định xét nghiệm đối với người dân thực hiện đi lại.

Những người này chỉ phải thực hiện xét nghiệm trong các tình huống sau: khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; người thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế; người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế, cho biết yêu cầu về xét nghiệm tại hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và những người đã tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh. Đồng thời, quy định này cũng tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong quyết định xét nghiệm phù hợp để xử lý ổ dịch.

Dich Covid-19 bung phat anh 1

Người dân phố Phủ Doãn được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR mẫu gộp 10 khi Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) phát hiện chùm lây nhiễm mới. Ảnh: Việt Linh.

Điểm mới của hướng dẫn thể hiện rõ việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ. Cụ thể là các trường hợp có một trong các biểu hiện như sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, khó thở, mất vị giác và khứu giác…

Cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…

Nhóm nguy cơ gồm các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)…

Các cơ sở sản xuất kinh doanh được tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Các địa phương chủ động quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm phù hợp để xử lý ổ dịch tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch.

Cục trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhấn mạnh hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế cho biết phương pháp gộp mẫu sẽ được sử dụng trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.


Dịch Covid-19 ở TP.HCM đang ở cấp độ nào?

Theo tiêu chí đánh giá cấp độ dịch Covid-19 của Bộ Y tế, TP.HCM không còn nằm trong vùng đỏ, tức cấp độ nguy hiểm nhất.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm