Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ai quyết thi cử đỗ đạt cao để lấy vợ đẹp?

Bị chối bỏ tình duyên vì xuất thân nghèo khổ, ông không ngừng khổ luyện, quyết chí học thật giỏi, thi cử đỗ đạt cao để lấy được người trong mộng.

Trang nguyen anh 1

Câu 1. Bậc khai khoa nào của nước ta trở thành thầy đầu tiên của vua?

  • Mạc Hiển Tích
  • Trương Hanh
  • Nguyễn Thực
  • Lê Văn Thịnh

Lê Văn Thịnh là bậc khai khoa của nền khoa cử nước ta. Ông đỗ đầu ở khoa thi Minh kinh bác học và nho học tam trường năm 1075. Sau khi đỗ đạt, ông trở thành thầy dạy của vua Lý Nhân Tông. 

 

Trang nguyen anh 2

Câu 2. “Lấy sân làm giấy, lấy gạch làm bút” là giai thoại gắn liền trạng nguyên nào?

  • Nguyễn Nghiêu Tư
  • Nguyễn Hiền
  • Nguyễn Quán Quang
  • Nguyễn Trực

Nguyễn Quán Quang đỗ trạng nguyên năm 1246. Nhà rất nghèo, không có tiền đi học, ông phải đứng lén ngoài cửa nghe thầy giảng. Sau đó, ông lấy than viết lên nền gạch những chữ đã học lỏm được.

 

Trang nguyen anh 3

Câu 3. Ai xuất thân từ chú tiểu ở chùa, sau đỗ đạt cao rồi trở thành đại danh y?

  • Tuệ Tĩnh
  • Lê Hữu Trác
  • Lý Đạo Tái
  • Đào Sư Tích

Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (1330-1400), quê ở Hải Dương ngày nay. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Tuệ Tĩnh phải vào sống ở chùa. Ông học giỏi và thi đỗ Hoàng giáp dưới thời Trần. Về sau, Tuệ Tĩnh trở thành đại danh y, được suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam.

 

Trang nguyen anh 4

Câu 4. Vua nào của nước ta gắn liền giai thoại “trống dời canh còn đọc sách”?

  • Trần Anh Tông
  • Lê Thái Tông
  • Lê Thánh Tông
  • Tự Đức

Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460-1497, là vị vua nổi tiếng anh minh của nước ta. Ông ham học từ nhỏ. Bàn về ông, dân gian vẫn thường có câu thơ ca ngợi: “Trống dời canh còn đọc sách / chiều xế bóng chửa thôi chầu”.

 

Trang nguyen anh 5

Câu 5. Ai từ cậu bé cõng em học lỏm ngoài hành lang trở thành trạng nguyên Đại Việt?

  • Hoàng Sầm
  • Hồ Tông Thốc
  • Đoàn Nhữ Hài
  • Vũ Duệ

Vũ Duệ tên thật là Vũ Nghĩa Chi, người Phú Thọ. Ông nổi tiếng thông minh nhưng nhà nghèo không có tiền học nên phải cõng em đứng học lỏm ngoài cửa lớp. Về sau, ông được thầy cho vào học. Năm 22 tuổi, ông đậu trạng nguyên dưới thời vua Lê Thánh Tông.

 

Trang nguyen anh 6

Câu 6. Ai gắn liền giai thoại quyết chí học giỏi, đỗ đạt cao để lấy vợ đẹp?

  • Lê Quý Đôn
  • Hoàng Sầm
  • Quách Đông Dần
  • Nguyễn Công Hoàn

Hoàng Sầm quê ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ngày nay. Hồi nhỏ, dù nhà rất nghèo, ông say mê con gái tài sắc của thượng thư Nguyễn Công Doãn. Ông đến xin cưới bị từ chối nên sau đó quyết chí học giỏi, thi đỗ thám hoa và được thượng thư gả con gái cho.

 

Trang nguyen anh 7

Câu 7. Danh nhân nào gắn liền giai thoại kiên trì luyện chữ?

  • Nguyễn Siêu
  • Cao Bá Quát
  • Đoàn Tử Quang
  • Nguyễn Nghiêu Tư

Cao Bá Quát là nhân tài xuất sắc dưới thời nhà Nguyễn. Tương truyền, hồi trẻ, ông học giỏi nhưng chữ viết cực xấu, đi thi bị đánh hỏng. Về sau, ông ngày đêm kiên trì luyện viết chữ để trở thành người viết đẹp nổi tiếng đương thời.

 

Trang nguyen anh 8
Câu 8. Trạng nguyên nào hồi nhỏ nhà nghèo sáng sớm phải gánh củi đi bán để kiếm tiền ăn học?
  • Lê Quát
  • Phạm Sư Mạnh
  • Nguyễn Nghiêu Tư
  • Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi là trạng nguyên kiệt xuất thời Trần. Tương truyền, ông mồ côi bố từ nhỏ, sống với mẹ nghèo khổ. Sáng sớm, Mạc Đĩnh Chi phải đi đốn củi, gánh ra chợ cho mẹ bán sau mới về đi học. Dù vậy, ông học cực giỏi, nổi tiếng đương thời.

 

Trang nguyen anh 9

Câu 9. Danh nhân nào hổi nhỏ nhà nghèo khổ phải làm nghề quét rác ở chợ để có tiền học?

  • Quách Đông Dần
  • Lương Nhữ Hộc
  • Lê Quát
  • Phạm Sư Mạnh

Lê Quát quê ở Thanh Hóa. Nhà nghèo, ông sống với mẹ, phải làm nghề quét chợ để có tiền đi học. Sau này, ông được thầy Chu Văn An thu nhận thi đỗ tiến sĩ, làm quan to dưới thời Trần.

 

Kỳ thi 'Minh kinh bác học' đầu tiên của nước Đại Việt Năm 1075, vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho tuyển chọn quan lại thông qua kỳ thi nhằm tìm ra người có tài phục vụ đất nước.

Trận đánh huyền thoại của người Hy Lạp: 300 quân chống 10.000 người

Dù người Ba Tư đông gấp hơn 30 lần, các dũng sĩ Sparta đã kiên cường chống trả, đảm bảo cho quân chính quy rút lui. Nhà vua và 300 chiến binh đã anh dũng hy sinh sau trận đánh này.


Nguyễn Thanh Điệp

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm