Loại dược phẩm nào do dược sĩ Việt Nam sáng chế?
Hiện nay, nhiều loại thuốc để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Tuy nhiên, Berberin vẫn được coi là loại chữa hiệu quả nhất. Thuốc do một nhà nghiên cứu người Việt sáng chế vào những năm 1970. |
Ai là "cha đẻ" của Berberin?
Theo Sức khỏe và Đời sống, TS Phan Quốc Kinh (1937-2019) là người sáng chế ra Berberin. Năm 1972, thay mặt Đại học Dược Hà Nội, dược sĩ Phan Quốc Kinh đứng ra nhận trách nhiệm tìm loại thuốc dập tắt dịch lỵ bằng cây cỏ trong nước để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong một thời gian ngắn. Sau 10 ngày, dựa trên hàng trăm bài thuốc nam điều trị lỵ được thu thập, nhóm của ông chọn ra hơn 20 cây thuốc có khả năng chống vi khuẩn gây bệnh lỵ. Nhóm đã điều chế ra 2 loại thuốc Codanxit, Berberin clorid. |
Berberin được chiết xuất từ loại cây nào?
Berberin là hoạt chất được chiết từ cây hoàng đằng (còn có tên vàng đắng, hoàng liên, tên khoa học là Coptis teeta). Đây là loại cây dây leo thân gỗ có phân nhánh, mọc hoang ở nhiều nơi. Hoàng đằng có nhiều alcaloid dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là Berberin tỷ lệ từ 1,5 đến 2-3%. |
Berberin có tác dụng?
Theo nghiên cứu, tác dụng chủ yếu của Berberin là chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Loại thuốc này còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài như (gió, nắng, lạnh, bụi, khói...) và điều trị bệnh mắt hột. Ngoài ra, “thần dược quốc dân” cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm, đồng thời chứng minh tác dụng chống lại vi khuẩn tả, E.Coli ngoại độc tố bền với nhiệt. Trong các thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc và một số nước châu Á, Berberin đã được dùng và chứng minh là có tác dụng tốt với nhiều bệnh tim mạch. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Berberin còn có tác dụng hạ huyết áp, cường tim và chống loạn nhịp. |
Người bệnh ở mọi độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe đều có thể dùng Berberin?
Berberin là loại thuốc lành tính do điều chế từ thảo dược. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên dùng (như mẫn cảm với thuốc, phụ nữ mang thai) vì có khả năng gây co bóp tử cung làm ảnh hưởng tới thai nhi. |