Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ phận trên cơ thể có hơn 2.300 loài vi khuẩn trú ngụ

Trong số những vi khuẩn này, 1.458 loài chưa từng được biết đến hay đặt tên, vẫn còn là bí ẩn với giới khoa học.

Mỗi ngày chúng ta tắm gội bằng xà phòng, sữa tắm diệt khuẩn. Điều đó khiến nhiều nhiều người nghĩ rằng cơ thể sạch sẽ, đánh bay mọi vi khuẩn. Tuy nhiên, một cơ quan chúng ta thường không thể làm sạch triệt để. Đây cũng chính là nơi sản sinh ra hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau. Đó là rốn.

Global News dẫn một nghiên cứu năm 2012 do Tạp chí khoa học PLOS One công bố cho thấy, các nhà khoa học tìm ra 2.368 loài vi khuẩn nép mình trong rốn. Trong số đó, 1.458 loài còn là điều bí ẩn với giới nghiên cứu.

Theo tiến sĩ - bác sĩ da liễu Lisa Kellett tại DLK Cosmetic Dermatology and Laser Clinic (Toronto, Canada), rốn là không gian lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đặc biệt là những ai có sở thích xỏ khuyên, nguy cơ biến rốn thành “ổ chứa” vi khuẩn nhiều nhất trong cơ thể càng cao.

covid-19 lan rong toan cau anh 1

Không làm sạch và lau khô rốn thường xuyên dễ tạo môi trường sinh sôi cho vi khuẩn. Ảnh: Global News.

Ở bất kỳ nơi nào ấm, ẩm ướt, vi khuẩn đều có thể sinh sản. Những người béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ tích tụ vi khuẩn cao hơn và thường bị nhiễm trùng rốn, bà Kellett nói. Đặc biệt, chỉ một chấn thương nhỏ ở bộ phận này cũng làm tăng cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Do đó, rốn là cơ quan ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể.

Xếp sau đó là nếp gấp ngực, nách và vùng háng. Ngoài ra, những vị trí nếp gấp da như ven tay, khuỷu chân, kẽ ngón tay… cũng có nhiều vi khuẩn tích tụ.

Năm 2009, các nhà nghiên cứu từ Canada đã quét toàn bộ cơ thể và phát hiện cứ 10 người thì có 1 người trên cơ thể chứa khoảng 1.000 loài vi khuẩn. Kết quả thời điểm đó cho thấy cẳng tay là nơi được vi khuẩn “yêu thích” nhất với 44 loài cư trú. Tiếp sau đó là tai với khoảng 15 loài.

Môi trường bên trong rốn là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sống. Chúng ta nên chú ý tới những thay đổi trong cơ quan này. Chẳng hạn như mùi, dịch tiết, mẩn đỏ hoặc đau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.

Để tránh gặp nguy hại vì nhiễm trùng rốn, chúng ta nên làm sạch và rau khô rốn hàng ngày, nhất là sau khi tắm. Việc này nhằm hạn chế môi trường ẩm cho các vi khuẩn sinh sôi.

Hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus xâm nhập cơ thể như thế nào?

Vừa xâm nhập cơ thể, virus sẽ chiếm đoạt tế bào, sinh sản, lây lan và tấn công các tế bào khác. Hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện và chiến đấu cùng kẻ địch.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm