Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ăn buffet còn rẻ hơn món bình thường ở Hàn Quốc

Trong lúc những món rẻ tiền nhất ở hàng quán bình dân cũng tăng giá, các suất ăn buffet có mức giá trên dưới 20.000 won đang giúp dân văn phòng ở Seoul tiết kiệm và no lâu.

Các khách sạn thuộc diện cao cấp ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đang giảm giá tiệc tự chọn để thu hút khách hàng trong bối cảnh lạm phát chưa dừng lại ở nước này.

Các bữa ăn buffet, cho phép thực khách ăn uống tùy thích với số lượng không giới hạn đang được cung cấp với mức giá từ 10.000 won đến 20.000 won (7,5-15 USD), Chosun Ilbo đưa tin.

Khách sạn Gracery, có vị trí ở trung tâm thành phố, niêm yết bữa trưa buffet với giá 16.500 won, còn giá một bữa tương tự tại khách sạn Crown Park ở cùng khu là 20.000 won.

Trong khu Myeong-dong, người ăn trả 19.800 won cho một lần ăn buffet. Nếu muốn chất lượng cao cấp hơn, họ có thể tìm đến khách sạn Tmark Grand cách đó không xa. Con số cần bỏ ra để được dùng bữa thỏa thích là 29.000 won (22 USD).

seoul lam phat bua trua anh 1

Những suất ăn buffet với thực đơn đa dạng, nhiều món đang là lựa chọn hấp dẫn với dân công sở Seoul, khi chi phí không cao hơn là bao so với giá một món ăn thông thường. Ảnh minh họa: Four Seasons.

Vào giờ nghỉ trưa, các địa điểm này là nơi ghé chân phổ biến của giới văn phòng làm việc ở xung quanh.

Theo nhà cung cấp thông tin nhà hàng AHA Trend, các tìm kiếm trực tuyến với từ khóa "buffet" đã tăng 102% trong 4 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái.

"Mọi người muốn ăn uống bên ngoài trở lại sau khi cuộc sống bình thường mới tiếp diễn. Ai cũng muốn được ăn no nhưng tiết kiệm nhất có thể, vậy nên chúng tôi cung cấp các bữa tiệc buffet giá rẻ để thu hút họ”, một nhân viên khách sạn nói.

Một lý do quan trọng khác là tình hình lạm phát ở Hàn Quốc trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả một bữa ăn.

Theo Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc, giá trung bình của một bữa ăn ở trung tâm Seoul hồi tháng 1 đã tăng 11,1% so với một năm trước. Tuy nhiên, mức tăng trong thực tế có vẻ cao hơn nhiều.

Giới nhân viên văn phòng làm việc quanh khu vực này cảm thấy áp lực khi phải tốn thêm tiền cho bữa ăn trưa. Hôm 12/1, Chosun Ilbo khảo sát giá tại 15 hàng quán ăn xung quanh Tòa thị chính Mugyo-dong và thấy rằng chỉ có 6 nơi phục vụ bữa ăn với giá dưới 10.000 won.

seoul lam phat bua trua anh 2

Những món ăn có giá rẻ nhất tại Hàn Quốc như cơm cuộn, mỳ ăn liền giờ cũng đắt hơn, dù chỉ được bán trong cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Korea Times.

Ngay cả những bát kalguksu (mì kiểu Hàn Quốc) hay seolleongtang (súp xương bò) với giá cả phải chăng giờ đây thường có giá cao hơn thế.

Một nhân viên văn phòng ở Seoul than thở sau bữa ăn trưa tại một quán ăn: “Tôi không thể tin được một bát naengmyeon (mì lạnh) lại có giá 15.000 won (11,3 USD). Tôi sẽ không ăn món đó thường xuyên nữa”.

Do đó, các bữa buffet có giá nhỉnh hơn vài nghìn won nhưng được ăn không giới hạn đang là lựa chọn cho người dân thấy họ được hưởng lợi nhiều nhất.

Ngoài khách sạn, các chuỗi nhà hàng buffet dành cho gia đình cũng áp dụng cách giảm giá tương tự để chào mời thực khách đến đông hơn.

Chuỗi Ashley đã giảm số cửa hàng từ 103 vào năm 2018 xuống còn 59 vào năm 2021, nhưng doanh thu trung bình hàng tháng trên mỗi cửa hàng đã tăng từ 210 triệu won vào năm 2019 lên 330 triệu won trong quý đầu tiên của năm nay. Hiện tại, chuỗi nhà hàng này muốn tăng số chi nhánh lên con số 80.

Doanh thu tại CJ Foodville, công ty điều hành một số chuỗi nhà hàng tự chọn, đã giảm từ 890,3 tỷ won vào năm 2019 xuống còn 608,8 tỷ won vào năm 2021, song đã tăng trở lại lên 759,9 tỷ won vào năm ngoái, khi công ty đóng cửa một số chi nhanh và dồn sức tập trung kinh doanh vào những cơ sở còn lại.

Người Hàn nghiện công việc nhưng nói không với làm thêm giờ

Văn hóa sống gấp rút ppalli-ppalli từng là thứ giúp nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh và bay cao, song giới trẻ nước này hiện tại không còn muốn làm việc bạt mạng như thế hệ trước nữa.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm