Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chưa có nhà, xe nhưng chỉ lấy vợ trên 1,7 m, lương cao

Theo người đàn ông 27 tuổi ở Trung Quốc, khi số tiền anh kiếm được tăng theo từng năm, yêu cầu về chiều cao của bạn gái cũng tăng lên. Anh chàng này tuyên bố không lấy ai thấp bé.

Sau nhiều cuộc hẹn hò, chàng trai vẫn là một phần của dân số độc thân đáng kinh ngạc của Trung Quốc, hiện lên tới 240 triệu người. Ảnh minh họa: Alex Plavevski/EPA.

Người đàn ông tên Pengpeng (27 tuổi) khiến các nhà hoạt động nữ quyền ở Trung Quốc giận dữ vì tuyên bố chỉ kết hôn với phụ nữ cao từ 1,7 m trở lên, SCMP đưa tin.

Theo Pengpeng, thu nhập của người đàn ông tỷ lệ thuận với chiều cao của bạn đời. Hiện tại, Pengpeng cao 1,82 m, làm lập trình viên tại một công ty công nghệ có tiếng với mức thu nhập hàng năm của anh là 500.000 nhân dân tệ (71.000 USD).

“Tiêu chí của tôi đã tăng lên cùng với mức tiền tôi kiếm được. Khi mới tốt nghiệp với mức lương hàng tháng là 5.500 nhân dân tệ (780 USD), tôi đặt mục tiêu tìm kiếm một đối tác cao trên 1,6 m.

Hiện giờ, nếu có ai đó khiến tôi thực sự có cảm tình đặc biệt, 1,68 m là mức chiều cao cuối cùng tôi có thể chấp nhận được. Tôi sẽ không yêu một người thấp hơn con số đó", Pengpeng nói.

khong lay phu nu thap anh 1

Tiêu chí chọn vợ của chàng trai tên Pengpeng gây ra nhiều tranh cãi, cụ thể là không lấy con gái cao dưới 1,7 m. Ảnh: SCMP.

Theo chàng trai, chuyện đặt ra những tiêu chuẩn để cảm thấy tương xứng về ngoại hình và túi tiền là điều phổ biến trong các mối quan hệ hẹn hò, yêu đương.

Giải thích thêm về tiêu chí hôn nhân của mình, Pengpeng tiếp tục nói rằng mẫu người phụ nữ lý tưởng lấy làm vợ phải có vị trí công việc nhất định, với thu nhập hàng năm ở mức 200.000-300.000 nhân dân tệ (43.000 USD).

“Nếu nghề nghiệp của cô ấy thường xuyên phải làm ca đêm muộn hay ở vị trí có thể dễ thay thế bằng người khác, thì người đó không phải gu của tôi", anh nói thêm.

Hiện tại, dù lương cao và có khoản tiết kiệm hơn 1 triệu nhân dân tệ, chàng trai cho biết chưa sở hữu nhà riêng, không có ôtô hay hukou - giấy tờ đăng ký hộ khẩu ở Trung Quốc, cho phép người sở hữu được hưởng một số lợi ích nhất định như bệnh viện, trường học và quyền mua đất.

Cha anh làm tài xế taxi, còn mẹ anh, từng là nhân viên bán hàng, chuyển sang làm những công việc tạm thời để có thêm thu nhập.

Trong 7 tháng qua, Pengpeng từng đi hẹn hò nhiều lần nhưng vẫn độc thân.

“Nhìn chung, chính tôi là người cảm thấy rằng đối phương không phù hợp, có lẽ trong 70-80% các trường hợp", anh chàng nói.

khong lay phu nu thap anh 2

Khi tỷ lệ kết hôn giảm ở Trung Quốc, dân số độc thân của nước này hiện ở mức 240 triệu người. Ảnh: China Daily.

Yêu cầu tìm người yêu của Pengpeng đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các nhà nữ quyền ở Trung Quốc.

“Dựa trên logic của anh ấy, liệu anh ấy có đổi vợ nếu thu nhập hàng năm đạt 800.000 nhân dân tệ trong tương lai không?” một người đặt câu hỏi.

Những người khác thấy khó chịu với lối suy nghĩ của người đàn ông. “Có vẻ như anh ta cho rằng giá trị của một người phụ nữ chỉ được quyết định bởi chiều cao của cô ấy, điều này khiến tôi cảm thấy bực mình", một người nói.

Về bối cảnh chung, tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc đã giảm trong 8 năm qua.

Vào năm 2022, chỉ có 11,6 triệu người kết hôn, giảm đáng kể so với mức cao nhất 23,9 triệu người được ghi nhận vào năm 2013, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Dân số độc thân của nước này hiện ở mức 240 triệu người và nhiều phụ nữ Trung Quốc đối mặt với áp lực nặng nề để tìm được bạn đời phù hợp trước giới hạn tuổi 30 theo truyền thống.

Ngoài ra, họ còn phải tìm cách xoay xở với những hạn chế nghề nghiệp tiềm ẩn mà hôn nhân và sinh con có thể cản trở.

Ngược lại, một bộ phận phụ nữ có triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn và tăng cường độc lập về tài chính - đồng thời được hưởng lợi từ chính sách một con và được cha mẹ hỗ trợ mua bất động sản - có xu hướng thoải mái hơn về hôn nhân.

Bố mẹ ép con bỏ mức lương cao, chọn việc nhàn để dễ lấy chồng

Do tác động của gia đình, cô gái ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), tốt nghiệp trường top, được cho là bỏ nơi trả lương 300.000 tệ/năm để thành công chức với mức lương thấp hơn nhiều.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm