Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ, Thái Lan đứng đầu về tỷ lệ 'mọt sách' trên thế giới

Trong khi người dân Ấn Độ dành 10,42 giờ cho việc đọc hàng tuần thì ở Pháp, sách được xem một món quà quý giá.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 1

Theo thống kê của World Culture Score Index, Ấn Độ là nước thường xuyên đứng đầu bảng xếp hạng những quốc gia đọc sách nhiều nhất thế giới. Trung bình mỗi tuần, người dân Ấn Độ dành khoảng 10,42 giờ cho việc đọc, bao gồm sách in, sách trực tuyến và sách điện tử. Đạt được vị trí dẫn đầu là một thành tựu khá lớn đối với đất nước này do tỷ lệ biết đọc, biết viết ở Ấn Độ thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu, chỉ 69,1%, theo báo cáo Educational Statistics do Nội các Ấn Độ (MHRD) công bố năm 2018. Sự phát triển của các thiết bị công nghệ giúp người dân Ấn Độ dễ dàng tiếp cận nguồn sách trực tuyến hơn lúc trước. Ảnh: Lutheran Heritage Foundation.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 2

Xếp sau Ấn Độ là Thái Lan, những người tham gia khảo sát cho biết họ dành trung bình 9,24 giờ hàng tuần cho việc đọc. Theo World Atlas, 88% dân số Thái Lan đọc sách khoảng 28 phút mỗi ngày. Tương tự Ấn Độ, điện thoại thông minh và máy tính bảng cũng đã thay đổi thói quen đọc sách ở xứ sở chùa Vàng. Trên thực tế, lượng thời gian dành cho việc đọc sách in đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Ảnh: UNICEF.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 3

Dựa trên một cuộc khảo sát kéo dài từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020 của Học viện Báo chí và Xuất bản ở Trung Quốc, 81,1% người dân nước này có thói quen đọc sách thường xuyên, tăng nhẹ 0,3% so với năm 2018. Trong năm 2019, những người ở độ tuổi trưởng thành đọc trung bình 4,65 cuốn sách, còn trẻ em và thanh thiếu niên dưới 17 tuổi đọc 10,36 cuốn sách một năm. Khác với các nước khác, người dân ở xứ tỷ dân yêu thích sách giấy, sách âm thanh hơn sách điện tử. Bên cạnh đó, báo cáo này còn cho biết 94,3% gia đình Trung Quốc có trẻ em dưới 8 tuổi đều xây dựng thói quen đọc sách cho con cái, các bậc cha mẹ thường dành khoảng 25 phút mỗi ngày để đọc sách cùng con. Ảnh: China Daily.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 4

Philippines rất chú trọng việc đọc sách. Đất nước này có 2 ngày hội lớn để tôn vinh văn hóa đọc là Tuần lễ sách quốc gia - diễn ra vào tuần cuối của tháng 11 hàng năm và Ngày sách trẻ em quốc gia - tổ chức trong tuần thứ 3 của tháng 7. Không chỉ nhà trường mà các gia đình cũng thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ em làm quen với việc đọc sách. Kinh thánh là cuốn sách được đọc nhiều nhất tại Philippines (hơn 72%). Ảnh: Sambattrust.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 5

Người dân Ai Cập dành trung bình 7,5 giờ để đọc sách mỗi tuần. Họ thích đọc trực tiếp trên sách giấy hơn là qua Internet. Những cuốn sách nổi tiếng nhất tại Ai Cập là Story of Sinuhe, Westcar Papyrus, Book of the dead... Ảnh: Egyptian Streets.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 8

Thụy Điển được mệnh danh là quốc gia của những người đọc sách. Theo thống kê của Statista vào năm 2018, có khoảng 83% số người tham gia khảo sát cho biết họ đọc ít nhất một quyển sách trong một năm. Họ thích đọc thể loại viễn tưởng, khoa học kỹ thuật, ngụ ngôn, trinh thám… Thụy Điển cũng có nhiều giải thưởng hàng năm để thúc đẩy nền văn học và khuyến khích người dân đọc sách như Nordic Children and Young People’s Literature, August Prize, Astrid Lindgren Memorial Award... Ảnh: Pinterest.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 9

Pháp nổi tiếng được biết đến là vùng đất văn học với hàng loạt nhà văn, thi sĩ thiên tài như Victor Hugo, Alexandre Dumas, Voltaire, Molière… Vì thế, văn hóa đọc ở Pháp phát triển mạnh mẽ, người dân nước này được xây dựng thói quen đọc sách từ nhỏ. Không chỉ thích đọc sách, người Pháp còn xem sách như một món quà và có thể bỏ ra số tiền lớn để sở hữu những cuốn sách giá trị. Họ dành khoảng 6,54 tiếng cho việc đọc. Ảnh: The New York Times.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 10

Israel, 40,1% số người trong độ tuổi 16-65 đọc sách ít nhất một lần trong một tuần. Thể loại sách phổ biến tại nước này là văn xuôi, sách thiếu nhi, giả tưởng, sách nấu ăn và sách dành cho giới trẻ. Đặc biệt, phụ nữ đọc sách nhiều hơn đàn ông, 47% nữ giới đọc sách ít nhất một lần một tuần trong khi chỉ 34% nam giới làm điều tương tự. Theo ước tính của Thư viện quốc gia Israel, khoảng 7.300 cuốn sách đã được xuất bản vào năm 2016. Trong đó, 89% được in bằng tiếng Do Thái và khoảng 3% là tiếng Ả Rập. Ảnh: Forward.

Van hoa doc sach tren khap the gioi anh 11

Văn hóa đọc sách ở Nhật Bản đã được hình thành từ hàng trăm năm trước. Ngay từ thế kỷ 17, tỷ lệ người biết đọc, biết viết ở quốc gia này đã trên 50%, cao hơn so với nhiều nước thời đó. Người dân ở xứ sở hoa anh đào có thói quen đọc sách khi đang chờ. Vì thế, không khó để bắt gặp khoảnh khắc người Nhật đọc sách trên tàu điện ngầm, bến xe buýt, công viên, quán cà phê… Nhiều nhà xuất bản phát hành những cuốn sách thu nhỏ để tiện cho độc giả bỏ trong túi áo khi ra đường. Tuy Internet phát triển nhưng số lượng sách và tạp chí xuất bản tại Nhật Bản vẫn tăng đều đặn trong những năm gần đây. Ảnh: Japan Guide.

Đi khắp thế giới 10 năm để chụp ảnh về những người mẹ

Trong dự án nhiếp ảnh của mình, Pascal Mannaerts đã đặt chân đến nhiều vùng đất mới và gặp được những người mẹ khác nhau trên thế giới.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm