Vì sao cần lưu ý khi ăn nội tạng động vật?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết nội tạng động vật có hàm lượng cholestorol xấu rất cao. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải để không ảnh hưởng tới sức khỏe. |
Bộ phận nào trong nội tạng lợn, con người không nên ăn?
Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, cho biết trong các cơ quan nội tạng của lợn, chúng ta có thể ăn được những bộ phận như óc, tim, gan, lòng, tiết. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không ăn phổi vì nó tập trung nhiều bụi bẩn. |
Người trưởng thành nên ăn lòng lợn bao nhiêu là đủ?
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành nên ăn tối đa 3 lần nội tạng động vật trong một tuần (khoảng 50-70 g/lần), trẻ em có thể dùng 2 lần/tuần (30-50 g/lần). |
Ăn nội tạng không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến...?
Thạc sĩ Đào Tố Quyên, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. |
Ai không nên ăn nội tạng động vật?
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì, người cao tuổi, đang mang thai... không nên ăn lòng lợn, cũng như nội tạng động vật. |
Chế biến gan lợn như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi cho biết bạn nên chọn gan màu đỏ sẫm, không có nốt sần trên bề mặt. Sau đó, bạn cắt lát mỏng và rửa sạch bằng nước lạnh, lấy khăn giấy thấm khô hết máu ứ trong gan. Trường hợp gan của con lợn bị bệnh tuyệt đối không nên ăn. |
Ăn tiết lợn như thế nào để không hại sức khỏe?
TS.BS Trương Hồng Sơn, Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cho biết để tránh mắc bệnh, bạn nên lựa chọn nguồn tiết lợn đảm bảo vệ sinh, nấu chín thật kỹ rồi mới được sử dụng. Bạn không được để tiết lợn chín chung với các thực phẩm sống khác, đặc biệt là thịt, lòng lợn có khả năng dễ bị nhiễm bệnh. |
Bạn không nên sử dụng loại lòng lợn nào?
Lòng lợn dễ bị nhiễm khuẩn, dù đã được làm sạch và cẩn thận đến mức nào, hơn nữa để qua đêm thường bị ôi thiu, có mùi hôi khó chịu. Nếu ăn thừa, bạn nên đổ đi. |