Dưới đây là một số tư vấn của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm giúp người tiêu dùng yên tâm thưởng thức món ăn này.
Không cần trụng qua nước sôi
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trụng qua nước sôi trước khi chế biến là cách ăn mì chưa đúng. Vì sản phẩm của các hãng mì uy tín đều đảm bảo phù hợp quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật, không cần trụng qua nước sôi để loại bỏ chất gây hại.
Tùy vào hương vị từng sản phẩm, sợi mì sẽ được sử dụng các gia vị tẩm ướp phù hợp. Một số loại mì sử dụng chiết xuất từ nghệ tươi hay bột nghệ để tạo màu vàng bắt mắt và cung cấp thêm dinh dưỡng. Vì thế, trụng mì trước khi chế biến sẽ vô tình làm mất đi một phần dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng.
Người tiêu dùng không cần thiết phải trụng mì ăn liền trước khi chế biến. |
Có thể sử dụng để ăn sống
Trong quá trình sản xuất, sau khi được làm chín bởi công đoạn hấp, mì tiếp tục xử lý bằng nhiệt (chiên hoặc sấy) nhằm làm giảm độ ẩm trong vắt mì, giúp bảo quản trong thời gian 5-6 tháng. Như vậy, tùy theo sở thích, bạn có thể thưởng thức mì sống mà vẫn an toàn. Ngoài việc chế nước sôi hay nấu, một số sản phẩm có kèm theo hướng dẫn sử dụng ăn sống dạng snack.
Mì tôm được hấp chín sau đó sấy hoặc chiên ở nhiệt độ lớn nên có thể ăn sống. |
Chế mì và chờ trong 3 phút
Trên bao bì mì tôm, nhà sản xuất thường ghi rõ cách chế biến và lượng nước, thời gian chế biến phù hợp. Đây là những thông số chuẩn, đã thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa ra, giúp người tiêu dùng có thể chế biến ra tô mì thơm ngon tại nhà.
Giai đoạn chờ mì chín là “khoảng thời gian vàng” để đảm bảo độ dai, ngon cho sợi mì. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thời gian chờ mì hoàn nguyên phổ biến là 3 phút. Tuy nhiên, một số sản phẩm có dạng sợi đặc trưng khác nên sẽ có thời gian hoàn nguyên chênh lệch ít nhiều.
Thời gian lý tưởng chờ mì chín là 3 phút. |
Kết hợp thêm thực phẩm khác
Để có bữa ăn tốt cho sức khỏe, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên người tiêu dùng kết hợp hợp mì ăn liền với các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Người dùng nên thưởng thức mì gói kèm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… Ngoài các vitamin và khoáng chất thì sự hiện diện của chất xơ trong rau củ làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tránh táo bón, đào thải độc tốt tốt hơn. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Bộ Y tế phê duyệt năm 2016) thì mỗi 1.000 Kcal ăn vào cần 14 g chất xơ.
Ngoài ra, người dùng nên bổ sung thêm đạm vào mỗi bát mì với khoảng 3-4 lát thịt bò, thịt lợn hoặc 2-3 con tôm. Trong trường hợp nhà không dự trữ nhiều thực phẩm, bạn có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần nhưng các bữa ăn sau nên sử dụng đa dạng thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng.
Bình luận