Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ăn trái cây chín khiến hơi thở có nồng độ cồn?

Nhiều người cho rằng việc ăn trái cây nhiều đường có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn. Tuy nhiên chuyên gia khẳng định việc này không đúng.

Vợ tôi nghe nói hoa quả nhiều đường như chuối, xoài chín... lên men trong dạ dày có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông. Điều này có đúng?

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM

Hiện nay, nhiều người cho rằng việc ăn một số loại trái cây chứa nhiều đường và tinh bột như vải, sầu riêng, nho, dứa, táo, chuối, xoài, hồng xiêm... có thể đo được hơi thở có nồng độ cồn là chưa đúng.

Ăn trái cây không đủ để hơi thở có nồng độ cồn, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người có hội chứng cơ thể tự tổng hợp rượu ăn trái cây gây tăng nồng độ cồn trong máu.

Một số loại trái cây quá chín hay để lâu có thể lên men và chứa lượng cồn nhỏ. Tuy nhiên, lượng cồn trong trái cây rất ít, cơ thể chuyển hóa lượng cồn này rất nhanh, khi kiểm tra hơi thở bằng máy không ghi nhận nồng độ cồn.

Các cơ quan liên quan cũng đã có nhiều thử nghiệm, kết quả cho thấy việc ăn trái cây, uống siro không ghi nhận nồng độ cồn trong hơi thở.

Ngoài ra, hội chứng cơ thể tự tổng hợp rượu (còn gọi là hội chứng tự lên men rượu tại ruột ) là hiện tượng cơ thể biến các chất tinh bột, ăn đồ ngọt, uống nước ngọt, nước trái cây nạp vào cơ thể thành cồn rượu, khiến cơ thể lâm vào tình trạng say rượu dù không uống rượu bia.

Trong vài chục năm qua, y văn thế giới chỉ ghi nhận được vài trường hợp mắc chứng này. Đây là bệnh rất hiếm, nên khả năng chúng ta ăn trái cây và có nồng độ cồn trong máu là rất thấp.

Do đó, chúng ta không nên quá lo lắng về việc ăn trái cây xong khiến hơi thở có nồng độ cồn, có thể bị thổi phạt khi tham gia giao thông.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Cơ thể đào thải nồng độ cồn nhanh hơn khi uống bia hay rượu?

Nhiều người cho rằng nên uống bia thay vì rượu bởi cơ thể sẽ đào thải nồng độ cồn về 0 nhanh hơn. Liệu quan điểm này có chính xác?

Độc giả Hữu Linh

Bạn có thể quan tâm